【kết quả ngoại hạng đêm qua】Lạng Sơn làm giàu bền vững từ tài nguyên xanh
Nhờ thế,ạngSơnlàmgiàubềnvữngtừtàinguyêkết quả ngoại hạng đêm qua nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tưtrồng rừng lấy gỗ đạt hiệu quả kinh tếcao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp là một thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn. |
Làm giàu từ rừng
Mới đây, bà Hoàng Thị Mạch (Sơn Chủ, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đã vinh dự trở thành điển hình trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Những năm trước, gia đình bà Mạch chủ yếu dựa vào nghề nông, nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn, không đủ trang trải.
Năm 2016, nhận thấy việc phát triển nghề chế biến lâm sản tại địa phương có nhiều tiềm năng, bà đã mạnh dạn vay vốn từ người thân để mở xưởng chế biến gỗ. Nhờ đó, thu nhập của gia đình bà đã tăng lên tới hơn 150 triệu đồng/năm. Đặc biệt, xưởng chế biến gỗ đã tạo việc làm cho 15 lao động trong xã Tân Thành với thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Không những thế, xưởng chế biến gỗ cũng là điểm thu mua mua gỗ từ rừng trồng, rừng hỗ trợ sản xuất đã đến thời kỳ thu hoạch cho người dân trên địa bàn xã và khu vực lân cận. Qua đó, góp phần tiêu thụ được sản phẩm từ rừng trồng cho bà con.
Nếu như bà Mạch xây dựng xưởng gỗ để khai thác tiềm năng từ cây gỗ của tỉnh Lạng Sơn, thì tại thôn Bản Tẳng (xã Khánh Xuân, huyện Lộc Bình), không ít người dân đã trở thành triệu phú nhờ chính sách hỗ trợ triển khai dự ántrồng rừng thông khai thác nhựa. Toàn thôn có hơn 50% số hộ có thu nhập chủ yếu từ rừng thông, với mức bình quân khoảng 200 triệu đồng/hộ/năm.
Tại xã giáp biên Bắc Xa (huyện Ðình Lập), cũng nhờ chính sách trồng rừng, hiện nay, xã đã có 11.000 ha rừng thông, giúp thu nhập của người dân đạt từ 150 - 200 triệu/năm. Ngoài ra, Bắc Xa còn mở rộng diện tích cây dược liệu dưới tán rừng như sa nhân, ba kích…, giúp người dân tăng thu nhập đáng kể.
Phát triển bền vững
Xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, nên trong những năm qua, Lạng Sơn đã ban hành nhiều chính sách như: hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả; chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được hơn 90.000 ha rừng, bình quân đạt 9.500 đến 10.500 ha/năm, góp phần tăng độ che phủ của rừng lên hơn 62%.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 171 doanh nghiệpvà xưởng chế biến gỗ, hằng năm chế biến khoảng 20.500 m3 ván xẻ, 45.500 m3 ván bóc, 20.000 tấn nhựa thông, 6.000 đến 6.500 tấn hồi khô. Tại huyện Hữu Lũng, Công ty cổ phần Ðầu tư và Phát triển Sao Bắc Việt đã xây dựng nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao với các dây chuyền tự động; sản phẩm ván ép đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Tại 2 huyện Lộc Bình và Ðình Lập, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nhựa thông xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Kinh tế lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển khá rõ nét. Cơ cấu các sản phẩm lâm nghiệp trong GRDP của tỉnh năm 2010 là 5,79%, năm 2019 đạt 6,25%; tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp năm 2010 là 2,45%, năm 2019 đạt 6,93%; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành đạt 3.447 tỷ đồng; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh năm 2019 đạt 62,80%.
Đầu năm 2020, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2030 với mục tiêu đưa ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của địa phương; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp ổn định xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường bảo vệ môi trường.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về phát triển lâm nghiệp, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả, hội nhập được với xu thế thị trường thế giới về sản phẩm lâm nghiệp, tỉnh đã xây dựng những giải pháp mang tính chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm.
Các giải pháp này bao gồm: tập trung các biện pháp quản lý và kỹ thuật để cải thiện chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; quy hoạch cơ cấu vùng cây trồng hợp lý để tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định; áp dụng các biện pháp canh tác lâm nghiệp tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tổ chức khâu chế biến lâm sản hợp lý để nâng cao giá trị rừng trồng và giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp; thúc đẩy mở rộng thị trường đối với các sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh, nhất là các thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm thân thiện với môi trường…
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Từ 1/7: Mở rộng Cơ chế một cửa tại cảng biển ở 13 tỉnh, thành phố
- ·Tổng cục trưởng TCHQ tặng Giấy khen cho 1 tập thể và 9 cá nhân bắt giữ ma túy
- ·Thịt bò băm xào rau chân vịt và trứng
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Hải quan TP.HCM giảm thu hơn 3.800 tỷ đồng do cắt giảm các dòng thuế
- ·Ấn tượng xanh, sạch, đẹp ở Băng Cốc và Pattaya
- ·Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Sóc Trăng: Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty Minh Châu
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Xã Lộc Khánh tổ chức lễ hội phá bàu
- ·Nhận định bóng đá Milan vs Roma, tứ kết Europa League
- ·Man City đấu Real Madrid, Phil Foden trên con đường Messi
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Hải quan Long An: Giải đáp nhiều vướng mắc về Thông tư 39 cho DN gia công
- ·Chuyện Đình Bắc, nỗi buồn bóng đá Việt và giấc mơ World Cup
- ·Hoàng Đức ở lại Thể Công Viettel, chấm dứt tin đồn xuất ngoại
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Bắt thêm 1 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai