【kết quả betis】Tự hào nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp
Chiều 17-1,ựhàonghềsơnmàiởTươngBìnhHiệkết quả betis Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), UBND TP.Thủ Dầu Một tổ chức Lễ công bố nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân TP.Thủ Dầu Một, của nhân dân Bình Dương mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn, vun đắp và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha đã xây dựng và trao truyền.
Gần 100 năm hình thành, phát triển
Ôn lại quá trình hình thành làng nghề, những nghệ nhân “lão làng” nghề sơn mài trong tỉnh cho biết, nghề sơn mài trong tỉnh hình thành khoảng 100 năm nhưng thực tế nó đã có quá trình “thai nghén” hàng trăm năm với tiền đề là nghề mộc, nghề chạm khắc, nghề sơn son thếp vàng... Năm 1927, nghệ nhân Đinh Văn Thành cùng một số sinh viên xuất sắc của trường Mỹ thuật Việt Nam đã pha chế thành công loại sơn cánh gián có khả năng mài và đánh bóng; góp phần hình thành nên một nghề thủ công mới, đó là nghề sơn mài truyền thống.
Ông Đặng Minh Hưng (bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận di sản cho đại diện lãnh đạo thành phố và Hiệp hội Sơn mài Bình Dương.
Ảnh:T.LÝ
Tại Thủ Dầu Một, kỹ thuật sơn mài cũng được những người thợ sơn tiếp nhận và học hỏi. Bên cạnh đó, trường Mỹ nghệ Thực hành Thủ Dầu Một rất chú trọng đến phát triển nghề sơn mài. Chính vì vậy, ngay từ thời kỳ đầu Bình Dương đã có một lực lượng họa sĩ, nghệ nhân sơn mài hùng hậu, tiêu biểu như: Châu Văn Trí, Trương Văn Thành, Nguyễn Thanh Lễ, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền… Những người này, sau khi trở thành thợ cả đã lập ra các xưởng sản xuất gia đình và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động từ nơi khác đến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề sơn mài ở Bình Dương và Tương Bình Hiệp.
Đỉnh cao của nghề làm sơn mài ở Bình Dương nói chung là khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1975, với hơn 300 hộ làm nghề, trong đó có 10 cơ sở sản xuất lớn, tiêu biểu nhất là Xưởng sơn mài Thành Lễ. Cơ sở này quy tụ được nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong vùng như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trần Văn Nam… và tạo dựng được thương hiệu sơn mài Bình Dương nổi tiếng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn có một số cơ sở khác có quy mô nhỏ hơn nhưng cũng rất có tiếng tăm như: Cơ sở Lương Định Của, Trần Hà, Sông Gianh, Phát Anh, Hồ Hữu Thủ… Mặt hàng sơn mài Bình Dương thời kỳ này đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và có giá trị thương mại cao.
Những năm sau đổi mới, sơn mài Tương Bình Hiệp và các cơ sở sơn mài trong tỉnh tiếp tục có được bước phát triển, sản phẩm sơn mài được xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính ở châu Âu. Tình hình sản xuất sơn mài trở nên sôi động, tấp nập thu hút hơn 80% tổng số hộ dân tại Tương Bình Hiệp tham gia.
Về sau, nghề sơn mài gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, sức cạnh tranh nên dần mai một. Vực dậy nghề truyền thống, lãnh đạo tỉnh, địa phương đã quan tâm, hỗ trợ để các chủ cơ sở sơn mài vượt qua khó khăn. Do đó, các cơ sở, công ty sản xuất sơn mài Tương Bình Hiệp dần thích ứng nhanh với thị trường và hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 2016, trên địa bàn phường Tương Bình Hiệp có khoảng hơn 50 cơ sở sản xuất sơn mài đang hoạt động, với hơn 500 người làm nghề.
“Chắp cánh” cho nghề