会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo dortmund tối nay】Điểm sáng trong bức tranh kinh tế xám màu!

【kèo dortmund tối nay】Điểm sáng trong bức tranh kinh tế xám màu

时间:2025-01-12 12:26:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:310次

Dấu hiệu khởi sắc

Dù xuất hiện rất ít,Điểmsángtrongbứctranhkinhtếxámmàkèo dortmund tối nay nhưng cụm từ “dấu hiệu khởi sắc hơn” đã được Tổng cục Thống kê nhắc đến khi công bố các số liệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023. Chính xác hơn, cụm từ này đã được cơ quan thống kê quốc gia dùng để nhận định về tình hình sản xuất công nghiệp - một trong những nỗi lo lớn nhất của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại.

“Sản xuất công nghiệp tháng 5 có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Và đúng là có dấu hiệu khởi sắc hơn, khi Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn cũng có chỉ số IIP tăng so với tháng trước. Chẳng hạn, Thái Nguyên tăng 3,3%; Hải Dương tăng 3,1%; Bình Dương tăng 2,6%; Bắc Giang tăng 2,1%; TP.HCM tăng 1,5%; Long An tăng 1,2%... 

Nhưng không chỉ có sản xuất công nghiệp, đã có những ánh sáng lóe lên từ bức tranh xám màu của nền kinh tế. Chẳng hạn, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Khu vực kinh tế trong nước đóng góp 7,79 tỷ USD, tăng 1%; còn khu vực có vốn đầu tưnước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 21,26 tỷ USD, tăng 5,5%. Cán cân thương mại thặng dư 9,8 tỷ USD.

Tương tự, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtháng 5 ước tính tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, nếu tính chung 5 tháng, mức tăng lên tới 12,6%, nếu loại trừ yếu tố giá cả vẫn còn tăng 8,3%, cao hơn 2,3 điểm phần trăm so với mức tăng của cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong tháng 5/2023 ước đạt 916.300 lượt người, tuy giảm 6,9% so với tháng trước, nhưng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng, con số là 4,6 triệu lượt khách, gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Điều quan trọng hơn, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn ổn định. Dù chỉ số giá tiêu dùng đã tăng nhẹ 0,01% trong tháng 5, trong khi tháng 4 giảm 0,34% trong tháng trước, song nếu tính bình quân, CPI 5 tháng chỉ còn tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng giảm dần. Điều này có nghĩa, lạm phát đang tiếp tục được kiểm soát tốt, dần được kéo xa ngưỡng mục tiêu 4,5% mà Quốc hội quyết nghị cho năm 2023.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi bình luận về những con số này đã cho rằng, mặc dù trong bối cảnh khó khăn, nhưng kết quả điều hành kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế nước ta vẫn đạt được “những kết quả đáng khích lệ”.

“Điều quan trọng nhất chúng ta đạt được chính là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu Quốc hội giao, cũng như đảm bảo các cân đối lớn, điều hành giải pháp tiền tệ, tài khoá ở mức hợp lý”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và cho rằng, điều này càng ý nghĩa hơn trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn đang phải chống đỡ với tình trạng lạm phát gia tăng.

Khó khăn vẫn chực chờ

Mặc dù có những đánh giá khá tích cực về xu thế tốt hơn của nền kinh tế, nhưng chính Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng đã thừa nhận rằng, bối cảnh hiện nay, khó khăn, thách thức còn nhiều hơn thuận lợi.

Ngân hàngThế giới (WB), trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô tháng 5/2023 đã nhận định, dù sản xuất công nghiệp có sự cải thiện nhẹ nhưng vẫn yếu. “Nền kinh tế đang phải đối mặt với những cơn gió ngược từ bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu, tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu. Mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn mạnh nhưng tăng trưởng tín dụng chậm lại, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu”, các chuyên gia của WB nhận xét.

Thực tế, thấu hiểu các khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ khi báo cáo Quốc hội mới đây cũng đã nhấn mạnh những rủi ro, thách thức của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. “Tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài từ lâu đến nay mới dần bộc lộ rõ trong điều kiện khó khăn, nhất là thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém”, báo cáo Chính phủ nêu.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh việc tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi Covid -19 được kiểm soát và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước.

“Các động lực chính của tăng trưởng đều giảm và đang trên đà suy yếu”, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.

Các thảo luận gần đây trên diễn đàn Quốc hội cũng đều nhấn mạnh những khó khăn của nền kinh tế. “Tình hình kinh tế có dấu hiệu suy giảm, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không ít, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới cũng giảm”, đại biểu Trần Hoàng Ngân của TP.HCM cũng đã nói như vậy.

Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, các doanh nghiệp đang đối mặt với ba thách thức rất lớn, đó là khó khăn về dòng tiền, về thị trường, khả năng tiếp cận đơn hàng và khả năng hấp thụ vốn. Khó khăn đến mức nhiều doanh nghiệp đã phải “bán mình” với giá thấp.

Theo Bộ trưởng, những khó khăn hiện nay của nền kinh tế đã thấy rõ, và đấy là khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, chứ không riêng gì Việt Nam.

Thực tế, nhìn vào các số liệu thống kê, càng thấy những rủi ro, khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt là vô cùng lớn. Dù đã có những ánh sáng lóe lên, nhưng trong bức tranh chung của nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm, gam màu xám vẫn là chủ đạo.

Tháng 5/2023, IIP có tăng, nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, vẫn giảm 2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ tăng 8,1%. Điều này tiếp tục cho thấy, sản xuất công nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do thiếu đơn hàng xuất khẩu. Ngay cả trong thời điểm Covid-19, sản xuất công nghiệp cũng không giảm như vậy. Nếu tính từ năm 2019-2023, so với cùng kỳ năm trước, IIP toàn ngành công nghiệp trong 5 tháng đầu năm lần lượt tăng 9,5%; 1,7%; 10%; 8,1%; và giảm 2%.

Điều đáng nói là, IIP của ngành chế biến, chế tạo, vốn là động lực tăng trưởng quan trọng, tiếp tục giảm tới 2,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Rất nhiều địa phương, là trọng điểm sản xuất của cả nước, tiếp tục có IIP giảm mạnh. Chẳng hạn, Quảng Nam giảm 36,7%, Bắc Ninh giảm 19,1%…

Sản xuất công nghiệp giảm xuất phát từ xuất khẩu giảm. Và điều này có nguyên nhân từ kinh tế toàn cầu khó khăn, nhu cầu giảm, nên đơn hàng xuất khẩu giảm. Bởi thế, dù kim ngạch xuất khẩu tháng 5 có tăng so với tháng trước, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước, vẫn giảm 5,9%. Tính chung 5 tháng, con số ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ xuất khẩu giảm, mà nhập khẩu cũng giảm mạnh. Con số của 5 tháng là 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn tới thặng dư thương mại trong 5 tháng đã lên tới mức 9,8 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ xuất siêu 0,24 tỷ USD.

Dù đây là một con số tích cực, đối với dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái, song ở góc độ khác, lại tiềm ẩn những nỗi lo lớn của nền kinh tế. Bởi lẽ, ở một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu như Việt Nam, nhập khẩu giảm đồng nghĩa với nhu cầu sản xuất giảm.

Sản xuất và xuất khẩu, động lực sản xuất suy giảm nên dễ hiểu vì sao khu vực doanh nghiệp gặp khó. Và hệ quả là, 5 tháng qua, có tới 88.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Một bằng chứng rất rõ ràng về sự suy kiệt của hệ thống doanh nghiệp, sau hơn 3 năm chịu tác động của đại dịch Covid -19 và những biến động toàn cầu.

Nỗ lực vượt “cơn gió ngược”

Khó khăn của nền kinh tế là điều ai cũng nhìn thấy rất rõ. Câu hỏi đặt ra là, liệu có cơ hội nào cho nền kinh tế trong năm 2023 không?

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận rằng, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% là một thách thức lớn. Bởi lẽ, với mức tăng trưởng GDP 3,32% trong quý I/2023, để đạt mục tiêu này, ba quý còn lại của năm, bình quân mỗi quý tăng trưởng GDP phải đạt khoảng 7,5%.

Đây chính là một trong những lý do khiến xuất hiện ý kiến cho rằng, Chính phủ nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm nay. Tuy vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dù việc đạt được mức tăng trưởng 7,5% trong các quý tới là rất khó, nhưng không nên vội điều chỉnh.

“Phải nỗ lực phấn đấu, tìm cơ hội bù đắp lại những thiếu hụt trong tăng trưởng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhắc đến việc chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, mà phải nỗ lực để đạt cao nhất mục tiêu đề ra.

Trong khi sản xuất, xuất khẩu còn phụ thuộc vào bên ngoài, thì có lẽ, động lực quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng chính là phát triển khu vực dịch vụ và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

“Cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư để phục hồi, phát triển một cách toàn diện nền kinh tế”, ông Trần Hoàng Ngân đã nói như vậy và thậm chí, đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề đối với việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cùng các nghị quyết của Quốc hội về một số dự ánquan trọng quốc gia đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Theo ông Trần Hoàng Ngân, giải ngân vốn đầu tư công hiện nay còn chậm trong khi thời hạn thực hiện Nghị quyết số 43 không còn nhiều. “Sau giám sát phải có sự chuyển động, thay đổi, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế”, ông Ngân bày tỏ.

Chính WB trong báo cáo của mình cũng khẳng định, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời đảm bảo đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng xanh và có khả năng phục hồi để giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn.

Ở thời điểm khó khăn này, có lẽ, cần quyết tâm lớn và các giải pháp đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng, đưa nền kinh tế vượt “cơn gió ngược” của toàn cầu.

Cùng với thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân cũng là những giải pháp đã được đề xuất. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai công điện số 469 và 470 về việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cũng như yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, bao gồm tiếp tục giảm 2% thuế VAT cũng đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • Mức sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao
  • Thị trường toàn cầu đang xảy ra sự thay đổi lớn
  • Từ 2/6, Hà Giang dừng đón khách du lịch và người từ vùng dịch
  • Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
  • Chứng khoán Mỹ tăng điểm ấn tượng, Dow Jones ở mức cao nhất kể từ tháng 1/2022
  • Daehan Motors phân phối độc quyền dòng xe SsangYong tại Việt Nam
  • 3 chỉ số chính trên thị trường Phố Wall ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên trong 10 tuần
推荐内容
  • 'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
  • Canada tăng gấp đôi chứng minh tài chính đối với sinh viên quốc tế
  • Thượng tọa Thích Đức Thiện: GHPGVN sẽ kiểm soát tốt nhất các bài thuyết giảng
  • EU đạt thỏa thuận gia hạn miễn thuế đối với thực phẩm nhập khẩu từ Ukraine
  • Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
  • Ấn Độ là quốc gia có các doanh nghiệp gia đình đóng góp lớn nhất vào GDP