【kết quả bremen】Đổi thay trên quê hương cách mạng Lộc Khánh
Ngày nay,n qukết quả bremen Lộc Khánh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng so với 20 năm trước đã có nhiều đổi thay tiến bộ. Đó là nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền trong nâng cao nhận thức người dân để từng bước đưa xã anh hùng Lộc Khánh phát triển bền vững...
NHÌN LẠI 20 NĂM TRƯỚC
Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay về xã anh hùng Lộc Khánh, quê hương của cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Lâm Búp trong niềm vui bà con Khơme ở 3 ấp Trà Đôn, Sóc Lớn, Ba Ven vừa thu hoạch xong lúa đông xuân với năng suất vượt trội so cùng kỳ năm ngoái. Bà con Khơme đón tết trong niềm vui nhiều công trình chào mừng 20 năm tái lập xã đã hoàn thành. Từ những già làng là cựu trào cách mạng đến chị em trong trang phục dân tộc nở nụ cười tươi, chuyện trò rôm rả.
Ông Lâm Khên, Bí thư Chi bộ ấp Sóc Lớn nói với chúng tôi: “Người Khơme Lộc Khánh hôm nay tuy chưa có nhiều hộ giàu nhưng cái đói triền miên đã lùi xa. Thanh niên Lộc Khánh nhờ được học hành nên không còn thất nghiệp. Tết này, chỉ riêng ấp Sóc Lớn đã có khoảng 100 thanh niên nam nữ được tuyển chọn vào các khu công nghiệp ở huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Dương. Vận động con em đi học để giải quyết việc làm cũng là giải pháp hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, khi quỹ đất công không còn để cấp cho các hộ gia đình trẻ lúc tách hộ...”. Ông Lâm Đây, Bí thư Chi bộ ấp Ba Ven khoe: “Xã hội hóa đưa nước về tận hộ dân ở ấp Trà Đôn phát huy hiệu quả công trình cấp nước tập trung, đồng thời nâng cao ý thức của người Khơme trong sử dụng nguồn nước sạch tiết kiệm. Bà con Khơme trong ấp rất tự hào mô hình xã hội hóa cấp nước sinh hoạt đã được nhân rộng ở các khu dân cư có chung đặc điểm như ấp Ba Ven”.
Người dân phấn đấu tham gia Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc năm 2017 tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh
Năm 1998, xã Lộc Khánh tách thành 3 xã: Lộc Khánh, Lộc Thuận và Lộc Điền. Khi tách lập, xã có 6 ấp với 4.785 người. Ngoài dân tộc Khơme bản địa, Lộc Khánh còn có nhiều hộ từ các vùng miền trong cả nước đến đây cùng sinh sống gồm, người Kinh, S’tiêng, Tày, Nùng, Hoa... với các tôn giáo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Tin lành.
Chủ tịch UBND xã Trần Quang Vinh gắn bó với Lộc Khánh từ ngày đầu tái lập xã cho biết, năm 1998 với muôn vàn khó khăn, thử thách, xã còn 50% hộ nghèo nhưng cái khó nhất là bà con Khơme biết chữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cán bộ tỉnh, huyện về triển khai các chương trình đều phải có người phiên dịch. Cán bộ xã đa số chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở làm việc còn thiếu thốn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; kết cấu hạ tầng thấp kém, hệ thống đường giao thông liên xã chủ yếu là đường đất, các đường thôn, xóm nhỏ hẹp, mùa mưa sình lầy, mùa nắng thì bụi, hệ thống thủy lợi chắp vá, tỷ lệ hộ được sử dụng điện chỉ chiếm khoảng 20%; mạng lưới trường, trạm tạm bợ, tranh tre, vách nứa...
ĐỂ LỘC KHÁNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trong 20 năm qua, với quyết tâm đưa Lộc Khánh phát triển toàn diện và bền vững, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Đảng bộ xã đã lãnh đạo hệ thống chính trị triển khai thực hiện và đạt những thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, diện mạo nông thôn có sự đổi thay đáng kể so với những ngày đầu mới tách lập.
Cụ thể, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tổng thu nhập xã hội trên địa bàn năm 1998 đạt khoảng 21 tỷ đồng, năm 2017 là 27 tỷ đồng, tăng 1,2 lần. Thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm; thu nhập bình quân tăng 9,4 lần. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã đã đạt 11/19 tiêu chí.
Chủ tịch UBND xã Trần Quang Vinh cho biết, những năm đầu của thế kỷ XXI, Lộc Khánh vẫn còn là xã đặc biệt khó khăn 135 và hiện còn 3 ấp đặc biệt khó khăn là Trà Đôn, Sóc Lớn, Ba Ven. Nâng cao trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số để đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu để nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền xã Lộc Khánh. Năm 2000, Lộc Khánh được Nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương nội đồng, xã phối hợp Hội Nông dân chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản xuất lúa nước, nâng cao năng suất lúa lên 1,5-2 lần so với trước đã tạo niềm tin của đồng bào Khơme với Đảng.
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng phát triển kinh tế - xã hội nhưng vận động vốn đối ứng trong đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn. Đảng bộ, chính quyền xã đã lồng ghép nhiều chương trình có vốn Nhà nước đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để làm đường giao thông liên ấp, xã trọng điểm. Về chương trình xây dựng nông thôn mới, làm đường giao thông theo phương thức “Nhà nước hỗ trợ vật tư - nhân dân làm công trình”, Lộc Khánh linh động ở các ấp đồng bào Khơme vận động bà con đóng góp công lao động để thực hiện công trình. Nhờ đó, hệ thống giao thông trên địa bàn xã phát triển vượt bậc. Đến nay, hầu hết tuyến đường liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Toàn xã có 51km đường liên ấp, tổ, hiện đã bê tông hóa trên 12,5km, đạt 25%, số còn lại được cứng hóa bằng sỏi đỏ, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã. Hệ thống kênh mương thủy lợi được bê tông hóa gần 3km; hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96%, tăng gấp 4,8 lần so với năm mới tách lập xã; mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển rộng khắp... diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.
Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, từ một xã có gần 50% hộ đói nghèo, nay giảm xuống còn 15,5% trên tổng số hộ toàn xã theo chuẩn mới; trên 70% số hộ có nhà bán kiên cố trở lên, 100% số hộ có phương tiện đi lại, trên 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Trong 20 năm qua, bằng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự đóng của nhân dân đã xây dựng nhiều công trình nhà tình thương cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được quan tâm, hỗ trợ; 100% gia đình chính sách có mức sống từ trung bình và có nhà ở bán kiên cố trở lên.
Xóa bỏ tập tục lạc hậu song Đảng bộ, chính quyền xã Lộc Khánh luôn chú trọng giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc Khơme trên đất Bình Phước. Theo đó, các lễ hội như phá bàu, xuống đồng được phục dựng thành công và hằng năm đều duy trì tổ chức tạo niềm vui, phấn khởi cho đồng bào dân tộc thiểu số...
Phương Hà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Khai trương căn hộ mẫu Goldmark City, chủ đầu tư tặng khách iphone 6s Plus
- ·Tình hình dịch COVID
- ·Đầu tư gần 30.000 tỷ đồng xây khu đô thị sinh thái Bình Quới
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Cuối tháng 9/2015, mở bán tháp C và D, Dự án Imperia Garden
- ·Gần 100 khách hàng nộp tiền đặt cọc mua căn hộ Tràng An Complex
- ·Bitexco đang làm gì ở Dự án The Manor Central Park?
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Hơn 300 khách hàng dự lễ cất nóc D’. Le Pont D’or
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Xây dựng Khu đô thị mới tại quận Hải An, Hải phòng
- ·TP.Thủ Dầu Một: Bảo đảm an sinh xã hội trong mùa dịch bệnh
- ·Carlson Rezidor Hotel Group sẽ quản lý khách sạn Radisson Blu Cam Ranh Bay
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên: Suất ngoại giao khó kiếm lời
- ·5 tiêu chí phân loại đô thị
- ·Người Hàn Quốc làm việc tại Bình Dương đã có kết quả âm tính Covid
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·C.E.O mở bán đợt 2 River Silk City