【bóng đá afc cup hôm nay】Bệnh tay chân miệng: Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh
Cùng với bệnh sốt xuất huyết (SXH), bệnh do vi rút Zika, bệnh tay chân miệng (TCM) cũng là mối quan tâm của ngành y tế do có nguy cơ lây lan và bùng phát thành dịch trong cộng đồng cao. Hiện nay đang là mùa cao điểm bệnh TCM, do đó để chủ động phòng chống bệnh TCM, ngành y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng các biện pháp đơn giản nhưng mang hiệu quả cao…
Các địa phương tích cực truyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc phòng bệnh TCM cũng như các bệnh truyền nhiễm khác
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 - 5 và từ tháng 9 - 12. Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da... chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, cho đến nay, bệnh TCM chưa có vắc xin dự phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thế nên, mặc dù hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ và tự hết, nhưng một số trường hợp bệnh ở thể nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Theo kế hoạch “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika và bệnh TCM” của tỉnh thì hiện các địa phương vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp, truyền thông phòng chống 3 bệnh trên. Năm nay, chiến dịch không chỉ tập trung vào 2 đợt mà kéo dài đến hết năm trên địa bàn toàn tỉnh với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Điều đó chứng tỏ, sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế đối với việc phòng chống 3 bệnh trên, trong đó có bệnh TCM. Hiện nay đang là mùa mưa, bệnh TCM vẫn đang tiếp tục ghi nhận trên địa bàn tỉnh, do đó, công tác phòng chống, đặc biệt là ý thức của mỗi người dân cần được nâng cao hơn.
Bệnh TCM lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh thân thể và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh TCM hiệu quả cho trẻ nhỏ. Để chủ động phòng chống bệnh TCM, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Song song đó, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ… Tất cả đồ chơi của trẻ cũng cần vệ sinh lau rửa thường xuyên, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt cần lưu ý, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
“Trong mùa mưa, các bệnh truyền nhiễm cần phải được lưu ý phòng tránh bao gồm: Bệnh SXH; bệnh sốt rét; TCM; các bệnh đường hô hấp như: cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi; các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lỵ; một số bệnh về da do nhiễm trùng, do nấm: ghẻ, nấm kẽ ngón chân. Ngoài ra cần lưu ý một số bệnh không do nhiễm trùng như tim mạch, huyết áp, xương khớp.
Để phòng tránh bệnh trong mùa mưa, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước ăn uống, sinh hoạt; diệt muỗi, côn trùng... Ngoài ra, khi phát hiện bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Đối với các bệnh gây dịch: SXH, sốt rét, dịch bệnh đường tiêu hóa… cần thông báo ngay cho cơ sở y tế để có biện pháp phòng chống sớm, hữu hiệu”.
(Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sóc Bom Bo
- ·Quảng Nam kiến nghị đầu tư nâng cấp đường kết nối các cảng biển miền Trung với Cửa khẩu Nam Giang
- ·Ðề nghị tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn mới
- ·Phát triển Sóc Trăng thành trung tâm đầu mối của vùng
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM
- ·Làm rõ điều kiện chấm dứt hợp đồng BOT với nhà đầu tư sân bay Phan Thiết
- ·Chưa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Giá trị của Tiến Linh
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Tin đồn đầu tiên về iPhone 13
- ·Chốt phương án quản tài sản tỷ USD hạ tầng đường sắt quốc gia
- ·Lan đột biến giá tiền tỷ, giá trị thật hay chỉ là chiêu trò?
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Quan tâm đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn
- ·Hà Nội: Hoài Đức chi trả gần 1.738 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
- ·Nghệ An: Công ty Runergy PV Technology tăng vốn đầu tư lên 440 triệu USD
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Hà Nội: Tập trung quyết liệt giải phóng mặt bằng đường Vành đai 1, không thay đổi tiến độ
- Hải Phòng có Giám đốc Sở Giáo dục mới
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô
- Bật cười với những khoảnh khắc trong ngày khai trường ở Trung Quốc
- Bảo đảm cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán 2020
- Giá vàng sáng 26/11 giảm mạnh
- Nhiều ngôi sao thế giới tham gia thử thách “Đôi tay an toàn” của WHO
- Trường THPT ở Thanh Hóa có F0, 58 cán bộ, giáo viên phải cách ly
- Ngành điện Nghệ An ứng phó với nguy cơ thiếu điện cục bộ vào mùa nóng
- ACCA và PwC ký kết biên bản hợp tác thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam
- Trường ĐH phải dành chỉ tiêu cho thí sinh không thi tốt nghiệp THPT