【số liệu thống kê về arsenal gặp psv】Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em"
(CMO) Tối ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ phát động trực tuyến toàn quốc chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tham dự buổi lễ phát động còn có các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái và Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đại diện một số bộ và một số doanh nghiệp tài trợ.
Điểm cầu Cà Mau, đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng tham dự.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện nhằm huy động nguồn lực tổng thể của các bộ, ban, ngành và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước đủ điều kiện học trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Các đại biểu tham dự lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” tại điểm cầu tỉnh Cà Mau
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hướng tới phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Thời hạn hoàn thành trong tháng 9. Đồng thời sẽ phủ sóng 100% toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối internet di động trên toàn quốc. Thời hạn hoàn thành trong năm 2021.
Theo chương trình sẽ chia ra làm 2 giai đoạn để hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến. Cụ thể, trong năm 2021 huy động 1 triệu máy tính, trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Từ năm 2022-2023 tiếp tục phát động chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để học trực tuyến.
Chương trình cũng sẽ hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tổ chức dạy và học trực tuyến. Cụ thể, miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; miễn phí 100% cước internet di động khi sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: Máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền internet đảm bảo việc dạy, học trực tuyến.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tập qua phần mềm K12 Online
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 16 giờ ngày 12/9, cả nước có khoảng 7,35 triệu học sinh đang học trực tuyến và khoảng 1,5 triệu em chưa có máy tính để học tập. Và tính đến khi buỗi lễ phát động chương trình đang diễn ra thì chương trình đã huy động được 1.030.014 máy tính, tương đương 2.575 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đối với việc dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cần đánh giá tác động về nhiều mặt để có phương án giải quyết từng vấn đề căn cơ trước mắt và lâu dài. Một trong những vấn đề nảy sinh khi tổ chức dạy trực tuyến tại những địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là thiếu thiết bị học và thiếu sóng internet. Điều này có thể dẫn đến hệ quả thiếu công bằng trong tiếp cận giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Sóng và máy tính là phương thức học tập mới, mang tính tình thế, nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội để các cháu, nhất là những cháu ở vùng sâu, vùng xa,… có điều kiện học tập. Để thực hiện chương trình "Sóng và máy tính cho em" đạt hiệu quả, Thủ tướng đề nghị các địa phương nâng cao tinh thần tương thân tương ái; Bộ GD&ĐT làm đầu mối phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình học trực tuyến đảm bảo thống nhất.
Một trong những mục tiêu ứng phó với dịch bệnh hiện nay là tiến tới mở cửa an toàn trường học để các cháu không phải học trực tuyến. Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng đề nghị, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành và các địa phương chủ động xây dựng kịch bản trở lại trường học an toàn ở những nơi an toàn. Việc tiêm vắc xin cho trẻ em cần được tiến hành sớm, đặc biệt với trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ: "Dịch bệnh rồi sẽ ở lại phía sau chúng ta nhưng những bài học về ứng phó dịch bệnh sẽ tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng, trong đó có bài học về sự ứng dụng công nghệ. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp với tình hình, quản lý sự thay đổi và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi người dân. Từ chương trình này sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên công nghệ số”./.
Hồng Phượng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
- ·Thành lập Kho ngoại quan mới ở Hải Phòng
- ·Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Thừa Thiên Huế: Không làm chủ tay lái, tài xế đâm gãy trụ bơm cây xăng gây hoả hoạn
- ·Xem trực tiếp bóng đá Chelsea vs MU kênh nào?
- ·Hương thơ dâng Bác
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Hải quan Hà Nội chỉ kiểm tra thực tế 5,96% hàng hóa
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Tỉnh Quảng Ninh: Phá đường dây cho vay lãi nặng hơn 250%/năm
- ·Bộ Công an yêu cầu ngừng giao dịch khu đất 852 m2 của Cienco 1 tại Gia Lai
- ·Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 14: Mu đua top 4
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Quảng Trị: Có hay không việc cảnh sát giao thông đánh lái xe vi phạm?
- ·Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
- ·Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo làm rõ thông tin Báo Công Thương phản ánh
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Thêm một phiên huy động trái phiếu thành công 100%