【bóng đá anh mới nhất】Cải cách hành chính ngành Công Thương: Giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Bộ Công Thương sẽ không dừng ở 67 dịch vụ công như hiện tại! Cải cách hành chính trong cấp C/O: Tiết kiệm thời gian,ảicáchhànhchínhngànhCôngThươngGiúpdoanhnghiệpnângcaosứccạbóng đá anh mới nhất chi phí cho doanh nghiệp Cải cách hành chính Bộ Công Thương đã đem lại kết quả tích cực |
Để tìm hiểu rõ hơn những tác động tích cực từ công tác cải cách hành chính đối với hoạt động của doanh nghiệp, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 (gọi tắt May 10).
Thưa ông, từ góc độ doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, ông có đánh giá như thế nào về cải cách hành chính nói chung, cũng như đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh nói riêng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương thời gian qua?
Cải cách hành chính Nhà nước là tất yếu khách quan và khâu trung tâm của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những năm qua, Nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 |
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, tại nhiều đơn vị hành chính đã đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật điện tử, tin học hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ công, cụ thể như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư…; tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công; rà soát để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ…, đặc biệt là sáp nhập các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn và hiệu quả, điển hình như việc tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính Nhà nước và sáp nhập một số cơ quan hành chính tại Bộ Công Thương.
Là một trong những bộ ngành có những chính sách ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Công Thương quản lý Nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra 60 - 70% GDP của cả nước, vì vậy số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh rất lớn.
Trên phương diện thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đã tiến hành liên tục các đợt tinh lọc, cắt giảm và ban hành phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Bộ cũng cắt giảm, đơn giản hóa 55,5% điều kiện trên tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh trong 16 ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.
Có thể nói, công cuộc cải cách hành chính tại Bộ Công Thương trong thời gian qua đã hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn như chúng tôi. Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi các hành lang pháp lý được tinh gọn, thuận lợi sẽ là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
Theo ông, những đột phá về cải cách hành chính của Bộ Công Thương đã có tác động tích cực ra sao đến hoạt động cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua cũng như giai đoạn phục hồi kinh tế?
Với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng công tác cải cách hành chính của mình”, trong những năm qua, đặc biệt là thời điểm Covid-19, Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến tại các địa chỉ: Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ.
Đồng thời, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa và được ban hành mới; tuyên truyền việc phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước các cấp, đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bộ Công Thương cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Bộ. Qua đó, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã có những thành công quan trọng và tích cực từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho đến việc phân cấp, phân quyền theo chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan bên trong của Bộ và các địa phương rõ ràng hơn về trách nhiệm, tiêu chí… Nhờ đó đã tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; các quy định về thủ tục hành chính được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước và thực tiễn đặt ra.
Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” đối với tất cả các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý tại Phòng tiếp nhận và trả kết quả của Bộ đã có những bước cải tiến vượt bậc.
Cụ thể, từ năm 2018 về trước, ngành Công Thương đã xóa bỏ 420/720 hồ sơ kiểm tra chuyên ngành (trong đó có Formaldehyt của dệt may), 675/1216 điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa.
Năm 2019-2020 có 205 điều kiện kinh doanh được cắt giảm trong nhiều lĩnh vực như: An toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh, kinh doanh kho bãi, xăng dầu hóa chất, gạo, nông lâm, thủy sản…
Năm 2022, Phòng cấp C/O ở Bộ Công Thương đã chia thời gian linh hoạt để nhận và trả C/O theo các khung giờ cố định thay vì chúng tôi phải đến nộp và ngồi chờ như trước đây. Điều này đã giúp giảm tải việc phải chờ đợi để nhận C/O trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp và tiết kiệm thời gian cho 2 bên, giảm tiếp xúc trực tiếp nhiều với doanh nghiệp.
Tổng công ty May 10 thực hiện kê khai thông tin chứng từ xuất khẩu trên hệ thống khai báo của Bộ Công Thương |
Năm 2022, doanh nghiệp không cần mua form C/O để in, thay vào đó doanh nghiệp có thể tự in form C/O tại đơn vị. Việc này cũng giảm được một phần chi phí cho doanh nghiệp, hơn nữa tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng in ấn form C/O hơn so với các mẫu trước đó do Bộ Công Thương cấp phát.
Đáng chú ý, nhờ cải cách hành chính đã giúp cho doanh nghiệp khi tham gia vào các hiệp định thương mại nâng cao tính cạnh tranh đồng thời phù hợp với các yêu cầu mà hiệp định đưa ra.
Cụ thể như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA EUR1), có hiệu lực từ tháng 6/2020, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu vào EU sẽ được miễn giảm thuế tùy hồ sơ từ 12% xuống 4% nếu đáp ứng yêu cầu về vật tư nhập khẩu từ châu Âu, Hàn Quốc, Việt Nam.
Tiếp theo là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 bao gồm 15 nước gồm các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, New Zealand và bắt đầu cấp C/O từ ngày 01/4/2022. Hiệp định này đã mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho thị trường dệt may trong nước nói chung và cho May 10 nói riêng.
Qua đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong các thị trường khu vực RCEP. Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào từ tất cả các nước trong khu vực RCEP bao gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác để sản xuất ra hàng hóa và xuất khẩu đi bất cứ nước nào trong số các thành viên RCEP này cũng đều được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ.
Đối với Tổng công ty May 10, khi các hiệp định trên có hiệu lực, đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khi mà 90% nguyên liệu đầu vào đều nhập khẩu từ Trung Quốc. (Hiệp định ASEAN - Nhật Bản trước đây yêu cầu nguyên liệu phải có xuất xứ từ thị trường Nhật Bản hoặc ASEAN).
Về phía May 10, ông có đề xuất, kiến nghị gì để công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Trước tác động của dịch Covid-19, cũng như quá trình thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội theo chủ trương của Chính phủ, tôi cho rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh cải các hành chính của ngành Công Thương lại càng quan trọng, vì số lượng doanh nghiệp liên quan đến ngành Công Thương chiếm đến hơn 60% số lượng các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay.
Tôi cho rằng, không chỉ với May 10 mà cộng đồng kinh doanh tiếp tục đặt kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc: Lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh một cách quyết liệt hơn, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phục hồi, phát triển bứt phá sau đại dịch Covid-19. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022 trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý, phụ trách.
Nhờ đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã giúp các doanh nghiệp phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19 |
Tuy nhiên đối với các hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp mong muốn thời gian tới Bộ Công Thương quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính tại các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết các FTA như: Thành lập đường dây nóng của cơ quan Thương vụ Việt Nam ở các thị trường này để hỗ trợ kịp thời các vướng mắc phát sinh đến các quy tắc xuất xứ hàng hoá; các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hành chính tại các thị trường các quốc gia lần đầu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc chuẩn bị xuất khẩu vào quốc gia mới này.
Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại trong việc tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, luật pháp sở tại, chống bán phá giá, tranh chấp (ví dụ vụ hàng chục container hạt điều xuất khẩu vừa qua…), hoặc hỗ trợ tìm hiểu về “sức khỏe đối tác” khi có nguy cơ doanh nghiệp Việt gặp rủi ro…
Liên quan đến cấp C/O điện tử, hiện nay chỉ C/O form D (ASEAN là đã thực hiện E D/O, ngoài ra các form khác vẫn khai trên phần mềm, vừa mang hồ sơ giấy (nộp Bộ Công Thương hoặc VCCI). Nếu xúc tiến được sớm việc E C/O để tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp xu hướng số hóa.
Về tuyên truyền pháp luật, thủ tục hành chính và cơ chế một cửa quốc gia, chính phủ điện tử, theo tôi Bộ Công Thương nên có clip hướng dẫn… trên kênh truyền hình (như hiện nay Tổng cục thuế, Hải Quan… đang tuyên truyền trên VTV1). Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ giao thương giữa doanh nghiệp Việt và các nước trên thế giới.
Trân trọng cảm ơn ông.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·TPBank đầu tư công nghệ giúp khách tiết kiệm phí ngân hàng
- ·Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Phó Chủ tịch nước Lào
- ·Rút gọn thủ tục trong xử phạt vi phạm hành chính thuế
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Cục Thuế Hà Nội phát động phong trào phòng, chống dịch Covid
- ·Hải quan Quảng Ninh: Nỗ lực thúc đẩy xuất nhập khẩu qua địa bàn
- ·Vĩnh Long: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 22/2: Fed chia rẽ, USD không thể bứt phá
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Kit test nhanh COVID
- ·Công trình đường dây 500KV phía Nam: Gỡ khó mặt bằng
- ·Triển khai bảo hiểm phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Bộ Tài chính điều chỉnh bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy
- ·Thủ tướng phê duyệt thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- ·Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn cần nhiệt điện than
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách đã đạt 70,72%