【bang xep hang nga】Lắng nghe vườn Huế
Huế như một tổng hòa đô thị nhà & vườn lớn. Ảnh: Minh Hòa |
Nghiên cứu của GS. Kimberlee chính là nguồn cảm hứng để một cuộc tọa đàm có tên gọi “Lắng nghe vườn Huế” diễn ra vào cuối tuần vừa rồi tại vườn An Nhiên, TP. Huế. Tọa đàm là hoạt động mở đầu cho sự kiện “Festival Sinh viên kiến trúc Việt Nam lần thứ 14 tại Huế (21 - 25/4), do Hội KTS Việt Nam - Hội KTS Thừa Thiên Huế và Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức, quy tụ 29 đoàn trường Kiến trúc từ khắp cả nước và sự tham gia của các chuyên gia cảnh quan, nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư cũng như chủ nhân các ngôi nhà vườn và người yêu Huế.
Cô đọng nhiều giá trị
Giải thích về lý do chủ đề của tọa đàm lại có từ “lắng nghe” chứ không phải từ nào khác, PGS.TS.KTS. Nguyễn Hạnh Nguyên, tác giả của bài trình bày “Cảnh quan nhà vườn Huế từ góc nhìn quốc tế” tại tọa đàm cho rằng, vườn Huế có rất nhiều giá trị nên phải chiêm nghiệm, phải nghe bằng các giác quan mới hiểu được. Trong báo cáo nghiên cứu “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam” của GS.KTS cảnh quan Kimberlee Stryker từng viết: “Huế, Cố đô của Việt Nam được mệnh danh là thành phố “vườn” của đất nước… Những khu vườn ở Cố đô gợi lên thơ ca sống động, trí tuệ và hương vị tinh tế liên quan đến tất cả các giác quan. Phẩm chất cảm quan này khiến chúng khác biệt với các khu vườn phương Tây. Khi khảo sát các khu vườn ở Huế, chúng ta thấy được linh hồn và trái tim của truyền thống Việt Nam và của Huế là trung tâm văn hóa nghệ thuật”.
Theo KTS. Hạnh Nguyên, nếu như một số quốc gia trên thế giới đã đúc kết được các đặc trưng của yếu tố cảnh quan trong vườn truyền thống của họ như: Vườn Pháp thể hiện tính phẳng, kỷ hà và đối xứng tuyệt đối, quyền lực, vườn Anh mang tính lãng mạn, hoang dã của thiên nhiên, vườn Nhật với tính tĩnh, thiền định, tối giản… thì câu hỏi đặt ra là: Vườn Huế liệu có thể đại diện mô hình vườn truyền thống Việt Nam để mang ra thế giới không?
“Có thể chúng ta e ngại bởi ý nghĩ rằng vườn Huế nhỏ, không đủ cô đọng về ý để đóng gói thành triết lý. Nhưng sự hấp dẫn của vườn Huế từ vườn trong cung đình, lăng tẩm, đến vườn trong phủ của quan lại xưa rất cần có phân tích, định nghĩa và định vị được nó... Vườn Huế là di sản quan trọng trong hệ thống các di sản của Huế và Huế hoàn toàn có thể đi tiếp để chứng minh một giá trị lớn hơn thế, đó là: Đóng gói các triết lý về nhân sinh quan người Việt ẩn trong mô hình vườn truyền thống”, KTS. Hạnh Nguyên khẳng định.
Những giá trị rút ra từ nghiên cứu của GS. Kimberlee cho thấy, vườn Huế mang tính chuẩn mực, không pha trộn và rất điển hình. “Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi bước vào một khu vườn Huế bởi ở đây, cây gì cũng có và rất giá trị. Bước vào ngôi vườn Huế không chỉ nghe tiếng ve sầu, tiếng cây lá xào xạc mà cả tiếng con người… Đó là nơi mà kiến trúc, cảnh quan và con người hòa quyện làm một”, KTS. Hạnh Nguyên chia sẻ.
Vườn Huế, hay vườn trong kiến trúc cung đình Huế, là biểu tượng của sự tinh tế, kín đáo và hài hòa với thiên nhiên trong văn hóa Việt Nam. Cảnh quan vườn Huế thường được tìm thấy trong khuôn viên của các dinh thự, biệt thự cổ ở Huế, phản ánh sự ảnh hưởng của triết lý phương Đông và đặc biệt là văn hóa của triều đại Nguyễn.
Một số đặc điểm nổi bật của cảnh quan vườn Huế, theo KTS. Hạnh Nguyên là: Sự hòa quyện với thiên nhiên thể hiện ở chỗ, vườn Huế được thiết kế để mỗi yếu tố tự nhiên như cây cỏ, nước, đá, không gian mở đều hòa quyện với nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động và thư thái. Dù không theo đuổi sự đối xứng một cách cứng nhắc, vườn Huế vẫn thể hiện sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố cảnh quan thông qua cách bài trí tự nhiên nhưng vẫn giữ được trật tự. Nước là yếu tố quan trọng trong vườn Huế, thể hiện qua các ao hồ nhỏ, thường được trồng sen hoặc nuôi cá, mang lại sự mát mẻ, tĩnh lặng và sự sống động cho vườn. Vườn Huế trồng nhiều loại cây, từ cây ăn quả đến cây cảnh và hoa, tạo nên sự đa dạng trong màu sắc và kết cấu. Các loại cây này không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn có giá trị sử dụng, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên.
Nơi con người thăng hoa với tự nhiên
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trong bài trình bày “Nhà vườn xứ Huế - Nhìn từ góc độ nhân học - văn hóa” tại tọa đàm nhìn nhận, nếu như vườn ở nước ngoài biểu lộ sự chế ngự tự nhiên thì vườn ở Việt Nam biểu lộ sự hòa vào tự nhiên. Vườn Huế hàm chứa tính đa dạng về mặt chủng loại cây trồng và có hẳn một sự thỏa hiệp cộng sinh giữa con người, cây thuần dưỡng, bán thuần dưỡng và vô số cây dại bản địa. Cây xanh nhiều tầng quanh những ngôi nhà Huế, phải được xem là ấn tượng đầu tiên phảng phất hơi hướm sơn lâm khi người phương xa tiếp cận với nó. Nhưng thật ra đó chỉ là một thứ vườn rừng “giả vờ”, bởi mỗi loại cây đều tồn tại theo đặc điểm sinh học, mà người Huế đã tổng kết để an vị theo từng chủng loại. Và ông gọi đó là không gian “quy phạm trong hoang dã”. Vườn tự nhiên mà thực ra không tự nhiên, tưởng không quan tâm mà thực ra rất quan tâm. Đó chính là sự tinh tế của vườn Huế.
Vườn Huế theo ông Thông cũng là sản phẩm của đại gia đình, tức nhiều thế hệ cùng tạo dựng nên. Vườn Huế là sự tương tác, là môi trường di dưỡng đời sống và sáng tạo nghệ thuật, nơi làm con người thăng hoa với tự nhiên.
Nhìn nhận giá trị của vườn Huế ở một góc độ khác, ThS.KTS. Nguyễn Thanh Tùng, người sáng lập, điều hành văn phòng kiến trúc ANTT Architects với bài trình bày “Nhà vườn… một đặc trưng kiến trúc cảnh quan đô thị Huế” cho rằng, nhà vườn Huế chính là một đặc trưng kiến trúc bản địa người Việt. Huế có một hệ thống nhà & vườn, các công trình và vườn, phủ đệ và vườn, chùa và vườn, lăng tẩm và vườn…, đặc biệt trong Kinh thành và Hoàng thành Huế, cùng hệ thống vườn rất lớn của nó đã hình thành cho Huế, như một tổng hòa đô thị nhà & vườn lớn. Chính những yếu tố đặc trưng đó cấu thành nên độ rỗng & mở “rất xốp”, đặc trưng riêng có cho đô thị Huế. Thiên nhiên chính là cốt lõi để định hình nên những căn nhà vườn Huế hay nói cách khác, thiên nhiên chính là niềm cảm hứng, là giá trị cốt lõi để xây dựng nên nhà vườn Huế.
Giá trị nhà vườn Huế là quá rõ, vấn đề mà nhiều người là những kiến trúc sư cảnh quan, nhà nghiên cứu, người yêu Huế trăn trở tại buổi tọa đàm là làm sao để để bảo tồn, gìn giữ và tiếp tục nâng giá trị vườn Huế, để vườn Huế có thể trở thành vườn đặc trưng của vườn Việt như các nước đã làm với những khu vườn đặc trưng của họ. Huế còn những khu vườn nào đã được đưa vào danh sách cần được bảo vệ, những khu vườn nào đã trở thành vườn di sản và cần bảo vệ chúng như thế nào. Cần nhận diện và có giải pháp gì đưa vườn Huế hay vườn Việt vào trong các công trình hiện đại và công trình đương đại...
Cuộc tọa đàm với chủ đề thú vị “Lắng nghe vườn Huế” với những câu chuyện và ý kiến được chia sẻ đã làm rõ hơn giá trị của vườn Huế và gợi mở những hướng bảo tồn, gìn giữ tốt hơn cho những khu vườn Huế. Để rồi từ đó đưa giá trị của vườn Huế đi xa hơn nữa trong tương lai.
(责任编辑:World Cup)
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Thêm ca tử vong do nhiễm virus MERS
- ·Hải Phòng sơ tán gần 80.000 người tránh bão Haiyan
- ·Chợ Minh Đức đã hoạt động trở lại
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Hơn 2.000 khách bị lỡ bay do ảnh hưởng bão số 11
- ·Cho trẻ ăn dặm
- ·Tin vắn 14
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Mỹ Tâm được đề cử giải 'Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới'
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Nghệ sĩ đánh bạc: Đường về lắm gian nan
- ·Một phụ nữ nhảy xuống biển lúc tàu cánh ngầm đang chạy
- ·Trên 150 học viên được tập huấn đề án 343 và 704
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Sàng lọc trước và sau sinh để nâng cao chất lượng dân số
- ·Miền Bắc cắm biển tránh bão
- ·Thay đổi sau thực hiện giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Bão số 11: Miền Trung sơ tán hơn 155.000 người tránh bão