【kq fc seoul】Ban Văn hoá
Tỉnh Cà Mau đang trong quá trình phát triển nhanh với rất nhiều thành tựu và cũng không ít thách thức. Những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội chưa bao giờ mất đi tính thời sự và có liên hệ trực tiếp đến cuộc sống của mọi người. Đó là y tế, giáo dục, lao động việc làm, các vấn đề an sinh xã hội, thể thao và du lịch, đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân…
Tỉnh Cà Mau đang trong quá trình phát triển nhanh với rất nhiều thành tựu và cũng không ít thách thức. Những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội chưa bao giờ mất đi tính thời sự và có liên hệ trực tiếp đến cuộc sống của mọi người. Đó là y tế, giáo dục, lao động việc làm, các vấn đề an sinh xã hội, thể thao và du lịch, đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân… Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, đánh giá: “Lĩnh vực mà ban phụ trách là vô cùng rộng, nhưng nó cũng thật gần gũi, hiện diện từng phút, từng giây và tác động mạnh mẽ đến đời sống của Nhân dân”.
Kiến nghị nhiều vấn đề sát thực tế
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương thông tin thêm: “Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội chủ trì điều hoà, phối hợp các thành viên tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của ban định kỳ theo tháng, quý, năm. Mỗi sáu tháng và hằng năm đều có họp để đánh giá, góp ý chương trình làm việc, báo cáo kết quả hoạt động của ban và thành viên. Tổ chức họp đột xuất, thông tin nhanh trong ban khi có khảo sát đột xuất hoặc có phân công nhiệm vụ của thường trực. Cơ chế điều hành, hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ “tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách"".
Các điểm du lịch ngày một phát triển, tạo đà cho ngành du lịch của tỉnh mở rộng quy mô. (Trong ảnh: Du khách tham quan Khu Du lịch Hòn Đá Bạc). Ảnh: V.TRÂN |
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban thể hiện ở nhiều kết quả nổi bật, các mặt hoạt động từng bước được nâng lên, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, trong công tác giám sát, thẩm tra các văn bản trình kỳ họp đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của pháp luật, góp phần quyết định những vấn đề quan trọng tại các kỳ họp của HĐND tỉnh. Công tác giám sát trực tiếp, căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về Chương trình giám sát và ban hành văn bản quy phạm pháp luật hằng năm, trong nhiệm kỳ 2011-2016, ban đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát, tổ chức 23 đoàn giám sát, khảo sát trực tiếp trên lĩnh văn hoá - xã hội; giám sát, khảo sát, làm việc đối với 254 lượt cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Qua hoạt động giám sát, khảo sát, ban kiến nghị 46 vấn đề đến Trung ương, hơn 200 vấn đề ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Hầu hết các kiến nghị đều được các cơ quan thẩm quyền ghi nhận, tiếp thu. Các báo cáo giám sát, khảo sát của ban luôn căn cứ trên các văn bản quy định pháp luật hiện hành, đánh giá, phản ánh vấn đề đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng thực trạng tình hình quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Do vậy, khi ban kiến nghị, đề xuất đều được các cơ quan, đơn vị, địa phương được giám sát, khảo sát trân trọng tiếp thu, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Vì lợi ích của nhân dân
Nhiệm kỳ qua, ban chủ trì thẩm tra nhiều tờ trình và dự thảo nghị quyết trên lĩnh vực văn hoá - xã hội. Trong đó, có 27 tờ trình và dự thảo nghị quyết được ban thẩm tra, chấp thuận trình kỳ họp HĐND tỉnh, được các đại biểu kỳ họp biểu quyết thông qua. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định: “Mọi tờ trình, văn bản và hoạt động của ban đều xuất phát từ thực tiễn đời sống của Nhân dân, đối chiếu chặt chẽ với các quy định của luật hiện hành, vì vậy có tính ứng dụng và tác động hết sức tích cực đến các vấn đề còn tồn tại của tỉnh nhà”.
“Lĩnh vực văn hoá - xã hội là nhiệm vụ có tính chất đặc thù, vừa rộng, bao quát, vừa có tính chuyên môn hoá cao, có những nội dung có sự tác động đến tổng thể hệ thống chính trị, đồng thời, luôn gắn với lộ trình cải cách hành chính và cải cách bộ máy Nhà nước nói chung. Trong khi đó, giám sát là công việc nhạy cảm, khó khăn, đòi hỏi các cơ quan thẩm quyền có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực, sự chỉ đạo phải tập trung”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương nhận định. |
Các dự thảo nghị quyết do ban thẩm tra, chấp thuận trình kỳ họp hầu hết đều được thông qua với tỷ lệ 100% đại biểu tán thành. Trong nhiệm kỳ, các nghị quyết do ban thẩm tra được kỳ họp thông qua chưa vi phạm hoặc có sai sót. Bên cạnh đó, ban còn tạo mối quan hệ chặt chẽ, sâu sát với các cấp lãnh đạo, các ban, ngành và đoàn thể để kịp thời nắm bắt những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hoá - xã hội. Lãnh đạo ban giữ mối liên hệ với cơ sở, tham dự các kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã; tham gia hoạt động tiếp xúc cử tri chéo ở các huyện, thành phố để nắm bắt những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, từ đó tổ chức các chuyên đề giám sát, khảo sát phù hợp, kịp thời.
Trong tổ chức hoạt động của ban, luôn giữ vững nguyên tắc tâp trung dân chủ và tinh thần “thượng tôn pháp luật”, bám sát các căn cứ, quy định pháp luật; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục; hết sức chú trọng việc xử lý những vấn đề “hậu giám sát”, “hậu thẩm tra”. Phát huy trí tuệ tập thể, làm tốt công tác phối kết hợp, đối với những chuyên đề khó, có liên quan nhiều ngành, lĩnh vực, ban chủ động đề xuất phối hợp tổ chức đoàn giám sát với hình thức mời các ban cùng giám sát, khảo sát, qua đó tăng thêm hiệu lực, hiệu quả, tính toàn diện, chuẩn xác trong các kết luận giám sát.
Tuy nhiên, hoạt động của ban không phải lúc nào cũng thuận lợi, bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: “Một số kiến nghị của ban sau giám sát, cơ quan chức năng thực hiện có việc chưa đạt yêu cầu, nhưng chưa có quy định chế tài xử lý trách nhiệm cụ thể, nên ban phải kiến nghị, đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. Một số thành viên ban chưa bố trí được thời gian hợp lý để tham gia đầy đủ các hoạt động của ban, nhất là công tác giám sát, khảo sát”.
Do tính chất và đặc thù công việc nên mọi hoạt động của ban đều được tiến hành bài bản, kỹ lưỡng. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương xác định: “Cần chú trọng việc lựa chọn nội dung giám sát, từ đó xác định rõ đối tượng, phương pháp, thời gian, địa điểm, thành phần đoàn giám sát. Nội dung giám sát phải cụ thể, rõ ràng là những vấn đề cốt lõi, vấn đề mang tính bức xúc, dư luận và Nhân dân quan tâm. Cần tìm thông tin đa chiều về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết”. Từ đó, cần theo dõi, đeo bám đến cùng trong việc thực hiện kiến nghị sau giám sát, khảo sát; nếu các cơ quan, đơn vị không thực hiện, chậm thực hiện hoặc thực hiện không đạt yêu cầu thì ban hành văn bản đôn đốc, nhắc nhở, đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh, cấp thẩm quyền xem xét hoặc phê bình người đứng đầu cơ quan, đơn vị./.
Phạm Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Mua bán cá non còn tràn lan
- ·U Minh: Khó đạt chỉ tiêu vụ lúa
- ·Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Huyện Đầm Dơi: Đến năm 2020, phát triển 6.000 ha đất nuôi tôm công nghiệp
- ·Seabank Cà Mau tiếp sức học sinh nghèo
- ·'Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng'
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·MTTQ chủ động tham gia xây dựng, phản biện xã hội
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Những hộ tự nguyện xin thoát nghèo ở huyện biên giới
- ·Huyện U Minh vẫn còn thừa thiếu cán bộ, giáo viên cục bộ
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà Lễ Sene Dolta
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Biển đảo trong tim người Việt Nam
- ·Tặng quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid
- ·Cách mạng tháng Tám và bài học về thời cơ
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Phú Riềng xây dựng khu dân cư kiểu mẫu