【kết quả cagliari】Thủ tướng yêu cầu giải quyết các khó khăn, vướng mắc để Cần Thơ phát triển
Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh, Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ.
Phải giải quyết được công việc cho địa phương
Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với thành phố Cần Thơ nằm trong chương trình các thành viên Chính phủ làm việc với 63 tỉnh, thành phố về tình hình triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ, các khó khăn, vướng mắc cần xử lý, tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần các cuộc làm việc này là phải giải quyết được công việc cho địa phương, "trách nhiệm của cấp nào cấp đó phải giải quyết, không đùn đẩy trách nhiệm, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được".
Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, trong những tháng đầu năm 2023, kế thừa những thành quả đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, tích cực triển khai các nhiệm vụ, đạt được những kết quả tích cực.
GRDP tăng 4,02% so cùng kỳ, cao hơn trung bình chung cả nước; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 4,81% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,42%; kim ngạch xuất khẩu tăng 7,1% so cùng kỳ.
Giải ngân ước đạt 23,6% kế hoạch, cao hơn trung bình chung cả nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 31,76% dự toán Trung ương giao. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện gần 732,5 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Thành phố tích cực chủ trì, phối hợp triển khai các dự án trọng điểm, tăng cường kết nối nội vùng và liên vùng: Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang; nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ...
Chỉ số cải cách hành chính có bước tiến bộ (Chỉ số PAR Index năm 2022 xếp 26, tăng 25 bậc so với 2021). Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, chuyển đổi số được đẩy mạnh. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Thông tin, truyền thông được tăng cường.
Cần Thơ phải chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền
Kết luận cuộc làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả rất đáng khích lệ của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cần Thơ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thành tựu chung, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức.
Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, các ý kiến tại cuộc làm việc cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn của Cần Thơ, như xu hướng sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, cắt giảm lao động của doanh nghiệp; việc triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm; một số chỉ số về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hiệu quả quản trị và hành chính công có xu hướng giảm…
Theo Thủ tướng, dự báo tình hình thời gian tới có thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Vì vậy chúng ta phải quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức bằng các cơ chế, chính sách, bằng lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, NHNN tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, cải cách thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tiếp tục hạ giảm lãi suất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân.
Thành phố Cần Thơ phải chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và linh hoạt, đổi mới sáng tạo trên tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.
Đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Đề án 06, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dân cư, đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp, giảm chí phí, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân.
Thủ tướng đề nghị mạnh dạn vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, nếu cần thiết thì làm thí điểm, không cầu toàn, không nóng vội, đồng thời phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Vận dụng tối đa các quy định hiện hành để xử lý các vấn đề liên quan đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, môi trường, giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm quốc gia.
Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, đẩy nhanh tiến độ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản cụ thể, nhất là các dự án lớn.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, góp phần cùng cả nước triển khai xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đặc biệt là vấn đề quy hoạch đất, giao đất, cập nhật quỹ đất cho nhà ở xã hội vào quy hoạch trong quý II/2023.
Thủ tướng gợi mở, có thể sử dụng trước 20% quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án để triển khai các dự án nhà ở xã hội, nếu cần thiết thì báo cáo, đề nghị HĐND ban hành nghị quyết.
Đẩy mạnh việc xây dựng và trình phê duyệt quy hoạch thành phố, hoàn thành trong quý III năm 2023, các bộ ngành tập trung hỗ trợ cho thành phố trong công tác này. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phân công cụ thể các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố lãnh đạo phụ trách từng công việc, từng công trình, dự án, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc.
Các bộ, ngành cùng Cần Thơ xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc
Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã giải đáp, trả lời các đề xuất, kiến nghị của Cần Thơ liên quan tới chính sách thuế, chính sách; quy định về đất đai; tháo gỡ vướng mắc cho dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ; 8 dự án sử dụng vốn đầu tư công do vướng mắc liên quan đến thủ tục bàn giao đất quốc phòng, an ninh nên bị chậm tiến độ; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trên 10 ha) đối với dự án khu đô thị mới và khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn Cần Thơ; đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thời hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay…
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho các bộ ngành liên quan để xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc.
Về dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An-Cần Thơ, đây là dự án chiến lược, quan trọng, có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL, nhưng đã qua nhiều năm chưa được triển khai, Thủ tướng giao thành phố Cần Thơ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư, Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ kỹ thuật, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ đánh giá tác động môi trường và hỗ trợ xử lý các tác động nếu có.
Thủ tướng đồng ý chủ trương sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường theo trình tự, thủ tục rút gọn để tháo gỡ vướng mắc về pháp lý.
Về dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn ODA của Hungary, hiện chậm tiến độ nhiều năm, Thủ tướng yêu cầu thành lập Tổ công tác gồm đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành phố Cần Thơ khẩn trương đàm phán với phía Hungary để ký lại hiệp định về dự án, giải quyết vướng mắc về tỷ lệ xuất xứ Hungary với trang thiết bị bệnh viện để tiếp tục triển khai dự án; giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo, giải quyết trong quý III năm 2023.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương cùng các tỉnh ĐBSCL triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định FTA, nhất là các thị trường thực phẩm Halal.
Bộ Công Thương trình sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, hoàn thành trong quý II năm 2023 và Nghị định về quản lý chợ trong quý III năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Về các dự án sử dụng vốn đầu tư công vướng mắc liên quan đến thủ tục bàn giao đất quốc phòng, an ninh, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xử lý, đồng thời sửa đổi Nghị định 167 năm 2023 sắp xếp lại, xử lý tài sản công, tinh thần là tăng cường phân cấp cho các địa phương, cơ quan, hoàn thành trong quý III năm 2023.
Về các đề xuất liên quan tới pháp luật đất đai, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhiều nội dung kiến nghị của Cần Thơ đã được xem xét, tổng hợp trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai; Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu khi tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.
Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính… khẩn trương sửa đổi các quy định thuộc thẩm quyền và đề xuất sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.
Đồng thời Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các nội dung công việc với thời gian hoàn thành cụ thể; Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng.
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phátThủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu QH thành phố Cần Thơ tiếp xúc với cử tri doanh nghiệp và công nhân lao động trên địa bàn trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Lo ngại siêu lạm phát, Zimbabwe nâng lãi suất lên mức cao nhất thế giới
- ·Dự kiến sự kiện quốc tế tuần từ ngày 4 đến 10/7
- ·Công ty Giống cây trồng Hải Dương bán 100% cổ phần trong phiên IPO
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Thanh Phú
- ·Dịch bệnh COVID
- ·Bãi bỏ 34 thủ tục hành chính về hóa đơn và tem rượu
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Thu thuế nội địa đã vượt dự toán
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Thu Ngọc, Hạnh Sino bị loại ở 'Chị đẹp đạp gió'
- ·Thu thuế nội địa đã vượt dự toán
- ·Dịch bệnh COVID
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Giao lưu và giới thiệu du lịch Hàn Quốc tại Hà Nội
- ·Tâm Bùi ra sách mới, kể hành trình tỉnh thức, vượt nỗi khổ niềm đau
- ·Hồng Đào, Việt Hương đóng chính phim về mâu thuẫn chị dâu
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Gọi Uber nhận cơ hội miễn phí ngắm Đà Nẵng từ trực thăng