会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【udinese – roma】CPI 9 tháng được kiểm soát tốt nhờ lợi thế chủ động về lương thực, EVN chưa tăng giá điện!

【udinese – roma】CPI 9 tháng được kiểm soát tốt nhờ lợi thế chủ động về lương thực, EVN chưa tăng giá điện

时间:2025-01-10 21:32:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:506次
Thịt lợn là 1 trong 754 mặt hàng trong Danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020-2025 để tính CPI.

Rổ hàng tính CPI đã bổ sung thêm những mặt hàng tiêu dùngmới

Hôm nay,ángđượckiểmsoáttốtnhờlợithếchủđộngvềlươngthựcEVNchưatănggiáđiệudinese – roma 26/10, trong Báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình rõ phương pháp tính CPI đang được Tổng cục Thống kê áp dụng.

Nội dung này nhằm trả lời những ýkiến đề nghị làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệphay không? Cân nhắc xây dựng một gói rổ hàng hóa phản ánh để có chính sách kịp thời để hạn chế những tác động đến người dân và doanh nghiệp?

Cụ thể, số lượng hàng hóa và dịch vụ đại diện điều tra trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn biên soạn Chỉ số giá tiêu dùng của các tổ chức quốc tế.

Để xây dựng Danh mục hàng hóa đại diện sử dụng trong điều tra giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê loại bỏ những hàng hoá không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới, phổ biến trong tiêu dùng của dân cư.

Tổng số mặt hàng trong Danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020-2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với giai đoạn trước).

Danh mục hàng hóa đại diện này được rà soát, phân tổ dựa trên Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam; đảm bảo phục vụ biên soạn chỉ tiêu CPI cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cho các vùng và cả nước theo tháng, quý, năm.

Việc bổ sung thêm những mặt hàng tiêu dùng mới, đã và đang trở nên phổ biến, được ưa chuộng, hiện đại, đồng thời được cập nhật thường xuyên trong quá trình thu thập thông tin khiến rổ hàng hóa mang tính đại diện hơn, phản ánh sát hơn đời sống, cơ cấu tiêu dùng của người dân, phù hợp với sự đa dạng, phong phú của các nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài CPI còn có các chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, bên cạnh chỉ tiêu CPI, Tổng cục Thống kê hàng quý còn công bố các loại chỉ số giá khác để phản ánh tính hình giá cả trên thị trường như chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp; chỉ số giá dịch vụ; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đáng lưu ý, mặc dù CPI chưa tăng cao, nhưng giá sản xuất đang có xu hướng tạo sức ép lên giá cả hàng hóa tiêu dùng.

Bình quân 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, cao nhất trong vòng 10 năm qua; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71%; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012 với mức tăng 10,86%...

Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.

Nhìn chung, CPI do Tổng cục Thống kê thu thập thông tin, biên soạn và công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường.

CPI 9 tháng tăng chậm nhờ lợi thế chủ động được về lương thực, thực phẩm

CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2022 được kiềm chế ở mức thấp với tốc độ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều đại biểu lo ngại chưa phán ánh chính xác.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc tới 3 nguyên nhân.

Một là, để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Một số chính sách rất hiệu quả như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

Hai là, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tác động lớn tới CPI được kiểm soát giá chặt chẽ.

Trong năm học 2021-2022, nhiều địa phương thực hiện miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân trong đại dịch đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục 9 tháng đầu năm giảm 1,88% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm. Đối với giá dịch vụ y tế, nếu thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng lộ trình thì năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ các loại chi phí theo quy định của pháp luật về giá.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh này đến nay chưa hoàn thành cũng góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI.

Thêm vào đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động đề xuất chưa tăng giá điện trong năm nay mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng rất cao.

Ba là, Chính phủ và các bộ, ngành liên tục chỉ đạo các địa phương thực hiện quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, bảo đảm đầy đủ các hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm, trong đó giá thịt lợn bình quân 9 tháng năm nay giảm 15,99% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm giảm CPI chung 0,54 điểm phần trăm.

Có lợi thế chủ động được về lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tính và công bố chỉ tiêu CPI vào năm 1998, chọn năm gốc là năm 1995 với danh mục hàng hóa gồm 300 mặt hàng đại diện.
Từ đó đến nay, năm gốc tính CPI được thay đổi cùng với việc mở rộng danh mục và cập nhật quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện theo định kỳ.
Cụ thể, năm gốc 2000 sử dụng danh mục hàng hóa gồm 396 mặt hàng; năm gốc 2005 với 494 mặt hàng; năm gốc 2009 với 572 mặt hàng; năm gốc 2014 với 654 mặt hàng.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang thực hiện theo phương pháp điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 với năm gốc 2019.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
  • Giá bán nhà liền thổ tại Hà Nội tăng 9,02% trong quý I/2023
  • TP HCM kêu gọi đầu tư 197 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 943.000 tỷ đồng
  • Ngôi nhà gỗ bình yên giữa làng bưởi của xứ Huế mộng mơ
  • Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
  • Kết nối, nâng tầm đô thị Thủ Dầu Một
  • Gỡ vướng nhà ở xã hội
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 22
推荐内容
  • Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
  • Đồng bộ giải pháp, tiến tới loại trừ bệnh dại
  • Phân khúc bất động sản vẫn tăng nhiệt khi thị trường trầm lắng
  • VSIP Nghệ An làm chủ đầu tư dự án hạ tầng Khu công nghiệp 500 ha
  • Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
  • Đà Nẵng cho phép bán hàng mang về, cơ sở lưu trú hoạt động trở lại