【kq bóng dá】Người Trung Quốc “thắt lưng buộc bụng” tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu?
Giá cả giảm mạnh vẫn không đủ lực kích thích tiêu dùng
Nhìn nhận về tình hình kinh tế Trung Quốc đầu năm 2024 có thể thấy rằng,ườiTrungQuốcthắtlưngbuộcbụngtácđộngtiêucựclênkinhtếtoàncầkq bóng dá hiện bất động sản - lĩnh vực chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế Trung Quốc đang đắm chìm trong khủng hoảng, thị trường chứng khoán trượt dốc dài, trong khi triển vọng xuất khẩu ảm đạm và đầu tư công tăng yếu do mức nợ công của các địa phương đang lớn. Trong bối cảnh đó, “đòn bẩy” để vực dậy đà tăng trưởng nền kinh tế chính là nhu cầu tiêu dùng của cường quốc này.
Một cuộc khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc do Ngân hàng Morgan Stanley mới công bố vào tháng 1/2024 cho thấy, chỉ hơn một nửa số người tham gia khảo sát kỳ vọng nền kinh tế khởi sắc trong 6 tháng tới. Có tới 76% số người tiêu dùng được hỏi cho biết đã cắt giảm chi tiêu ở ít nhất một hạng mục trong 6 tháng qua. Ngoài ra, ở tất cả các hạng mục tiêu dùng, người tiêu dùng đều nghiêng về lựa chọn các thương hiệu rẻ hơn thay vì chọn mua các thương hiệu đắt tiền. |
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm 4 tháng liên tiếp, với mức giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 so với cùng kỳ năm 2023 là 0,8% - mức giảm mạnh nhất trong 15 năm gần đây. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc cũng giảm liền 16 tháng, với mức giảm trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước là 2,5%.
“Về mặt lý thuyết, giá cả giảm sẽ làm gia tăng sức mua của người tiêu dùng. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, câu chuyện không phải là như vậy” - nhà kinh tế trưởng Louise Loo của Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics, nhận định với tờ báo Financial Times.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”. Ảnh: TL |
Và thực tế là, người tiêu dùng Trung Quốc đang có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” và chính điều này đang đặt ra nguy cơ hình thành một “vòng xoáy giảm phát”. Lý giải nguyên nhân, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc suy giảm do sự mất giá của nhà đất - yếu tố vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc, dẫn tới tâm lý thận trọng, không muốn chi tiêu. Thêm vào đó, tài sản của họ còn hao hụt do tình trạng trượt dốc của thị trường chứng khoán nước này.
Ngoài ra, theo ông Fed Neumann - Trưởng Bộ phận kinh tế châu Á của Ngân hàng HSBC, thu nhập không tăng hoặc tăng ít là một lý do khác khiến người tiêu dùng Trung Quốc hạn chế chi tiêu.
Được biết, trước đây, Trung Quốc từng trải qua những giai đoạn giá tiêu dùng giảm, điển hình là vào năm 1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính càn quét châu Á và vào năm 2009 - sau khi bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tung ở Mỹ dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm nay, sau khi đạt mức tăng thuộc hàng yếu nhất trong nhiều thập kỷ vào năm ngoái nếu không tính những năm đại dịch Covid-19. |
Phủ "bóng đen" lên thị trường toàn cầu
Có thể thấy, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sự suy yếu kéo dài ở Trung Quốc đương nhiên sẽ gây tổn hại cho toàn cầu. Giảm phát của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang rơi vào suy thoái - là một vấn đề - không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Giảm phát là một vấn đề kinh tế nan giải. Giá cả giảm bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp và khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu do kỳ vọng sẽ mua được hàng với giá rẻ hơn trong tương lai. Tình trạng này dẫn tới việc doanh nghiệp phải giảm giá bán hàng, trì hoãn việc tuyển dụng nhân công và đầu tư, từ đó gây áp lực giảm tiêu dùng, dẫn tới một vòng xoáy giảm phát. |
Bên cạnh đó, vòng xoáy giảm giá trong nước của Trung Quốc có thể lan sang các nước khác trên thế giới, đặt ra rủi ro lớn khi nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ ngập trong hàng hoá giá rẻ mà các nhà máy Trung Quốc không thể bán được tại thị trường trong nước. Trong trường hợp như vậy, các nhà sản xuất tại các quốc gia khác có thể không thể cạnh tranh được và dẫn tới leo thang căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với phương Tây.
Một phân tích từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tăng 1 điểm phần trăm, tốc độ mở rộng toàn cầu được thúc đẩy thêm khoảng 0,3 điểm phần trăm. |
Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu của thế giới. Ảnh: TL |
Giống như ông Tiffany Wilding - chuyên gia kinh tế, kiêm Giám đốc điều hành của Pimco, đã từng đánh giá, mặc dù mối liên kết giữa Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi khi nước này cố gắng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng và căng thẳng thương mại vẫn gia tăng với phương Tây, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất hàng đầu của thế giới… Kết quả là sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và giá cả giảm có khả năng lan sang thị trường toàn cầu. Ngoài những tác động lan tỏa liên quan đến thương mại, áp lực giảm phát chung toàn cầu còn đến từ giá cả hàng hóa, với tư cách là nước nhập khẩu hàng hóa khổng lồ, nhu cầu nội địa của Trung Quốc vẫn là yếu tố then chốt.
Chuyên gia kinh tế Tiffany Wilding còn đánh giá, các nền tảng kinh tế của Trung Quốc đang xấu đi đã tạo ra áp lực giảm phát, làm giảm lạm phát cả ở Trung Quốc và thị trường toàn cầu. Với độ trễ thông thường, tác động lan tỏa của giảm phát có thể chỉ mới bắt đầu tác động đến thị trường tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng của việc giảm giá có thể sẽ tăng tốc trong những quý tới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Hà Nội sẽ cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng
- ·Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Long An
- ·Thủ tướng yêu cầu nâng cao quản lý thuế thương mại điện tử
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Thoả sức trải nghiệm bay đẳng cấp với ưu đãi đồng giá GV4 của Bamboo Airways
- ·Đề xuất hỗ trợ vay vốn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất
- ·Chống thất thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Xu hướng xây dựng hiện đại với nhà lắp ghép
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Quảng Nam dự kiến đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021.
- ·Các bước để nhận hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
- ·Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho 3 Phân Vùng phòng chống dịch trong tình hình mới
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Giá đèn đường led có đắt không? Mua ở đâu giá tốt
- ·TP.HCM: Phát hiện số lượng lớn khẩu trang, cồn sát khuẩn có dấu hiệu giả mạo
- ·Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Bộ Y tế quán triệt xét nghiệm và phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã h