【lịch thi đấu saudi arabia】Hân hoan cùng lễ hội Tấc Ka Coong
Những vũ điệu là cách người dân thể hiện niềm vui và lòng biết ơn với thần linh |
Lễ hội Tấc Ka Coong, hay còn gọi là lễ cúng thần núi, đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Cơ Tu. Lễ hội năm nay được tổ chức tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, thu hút không chỉ người dân địa phương, mà còn có nhiều du khách tới tham dự và trải nghiệm văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ Tu.
Tạ ơn thần linh
Ông Hồ Văn Xáp, một già làng 83 tuổi, người gắn bó suốt cuộc đời với vùng núi Lâm Đớt, chia sẻ về lễ hội Tấc Ka Coong: “Lễ hội này có từ lâu lắm rồi, từ khi tôi còn là một cậu bé, đã thấy các bậc trưởng lão tổ chức cúng thần núi, thần sông, cầu mong an bình cho dân làng. Chúng tôi tin rằng, thần núi là người đã bảo vệ và ban phúc lành cho dân làng, giúp chúng tôi có cuộc sống no đủ. Vì vậy lễ hội Tấc Ka Coong chính là dịp để tạ ơn các vị thần”.
Tấc Ka Coong là nghi lễ cúng tạ thần núi, thần rừng, thần sông suối đã bảo hộ dân làng tránh khỏi thiên tai, bệnh dịch và giúp mùa màng trù phú. Với người Cơ Tu, thiên nhiên là nguồn sống, mang đến sự trù phú cho nương rẫy, suối nước, rừng cây, nuôi sống con người và động vật. Vì thế, họ đặc biệt coi trọng nghi lễ này và dành nhiều thời gian chuẩn bị với lòng thành kính sâu sắc.
Trước khi bắt đầu lễ hội, già làng sẽ đứng ra tổ chức cuộc họp với các trưởng dòng họ để bàn về cách thức tổ chức, lễ vật cần dâng cúng, và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong làng. “Không chỉ là lễ cúng đơn thuần, Tấc Ka Coong còn là dịp để người dân kiểm điểm lại chính mình, để “tẩy uế” hay thanh tẩy những điều không may mà con cháu trong làng có thể đã gây ra”, già Xáp giải thích.
Những món lễ vật gồm những gì tinh túy nhất mà dân làng có được sau vụ mùa, như trâu, gà, gạo nếp, và các món ăn chế biến từ hạt lúa nếp dẻo thơm. Người dâng lễ được lựa chọn kỹ lưỡng. Đó là những thanh niên, thiếu nữ có tâm hồn trong sáng, nét đẹp hiền hòa, tượng trưng cho lòng thành kính của cả cộng đồng đối với các vị thần.
Những nghi thức đặc biệt
Một trong những điểm nhấn của lễ hội là nghi thức dựng cây nêu, một biểu tượng mang tính linh thiêng và đại diện cho sức mạnh, sự gắn kết giữa con người và các vị thần. Già Xáp giải thích: “Cây nêu là biểu tượng cầu nối với các vị thần và cũng là cách chúng tôi báo hiệu cho mọi người biết lễ hội sắp bắt đầu. Cây nêu này phải được dựng thẳng, chắc chắn để bày tỏ lòng kính trọng với thần linh, nếu cây ngã thì đó là điềm xấu”.
Cây nêu được chọn từ những thân cây cao, chắc khỏe, được chạm khắc các họa tiết linh thiêng và trang trí bằng những dải vải rực rỡ, nhằm thể hiện ước nguyện cầu mong bình an, hạnh phúc và sự bảo hộ từ thần linh. Khi cây nêu được dựng lên, các già làng sẽ cùng nhau đọc lời khấn, tạ ơn các vị thần đã bảo vệ dân làng và cầu xin một mùa màng bội thu sắp tới.
Mâm cỗ cũng được bày biện công phu, bao gồm các món ăn truyền thống chế biến từ những nguyên liệu được thu hoạch trong làng như gà, trâu, heo và các loại bánh làm từ nếp thơm. Chị Hồ Thị Na, một người con của làng, chia sẻ về nghi lễ dâng cỗ: “Đây là nghi lễ mà mọi người đều rất trân trọng. Mâm cỗ là biểu tượng của lòng biết ơn và cầu mong được ban phước lành từ thần linh. Chúng tôi chọn những thanh niên, thiếu nữ đẹp người, đẹp nết để dâng cỗ, bởi chúng tôi tin rằng, những người tốt bụng và trong sáng sẽ làm hài lòng các vị thần”.
Khi mâm cỗ đã được bày lên bàn Pa Ra, già làng và các trưởng dòng họ tiến hành nghi thức dâng lễ. Những lời khấn nguyện chân thành được đọc lên, mời các thần linh về chứng kiến và thưởng thức mâm cỗ. Những món ngon nhất, tươi nhất sẽ được đặt lên bàn, tượng trưng cho lòng thành và sự biết ơn của cả làng.
Khi nghi thức cúng tế kết thúc, cũng là lúc lễ hội chuyển sang phần hội vui tươi với điệu nhảy “tung tung za zá” truyền thống. Người Cơ Tu hòa mình vào tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng, nhảy múa với tinh thần phấn khởi và đoàn kết. Điệu “tung tung za zá” là niềm tự hào của người Cơ Tu, với những động tác mạnh mẽ, khỏe khoắn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm và tinh thần kiên cường của cả cộng đồng.
Người dân địa phương, trong trang phục truyền thống với những họa tiết tinh tế, hòa quyện cùng không khí lễ hội. Họ cùng hát, cùng nhảy và nắm tay nhau trong tình đoàn kết, đồng thời truyền dạy những giá trị văn hóa cho con cháu. Đây là dịp để người Cơ Tu không chỉ vui chơi, gắn bó cộng đồng mà còn nhớ lại lịch sử, truyền thuyết và văn hóa của đồng bào mình.
Lễ hội Tấc Ka Coong không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng cùng ngồi lại, chia sẻ và gắn kết. Trong thời gian tới, huyện A Lưới dự kiến sẽ phát triển lễ hội Tấc Ka Coong thành một điểm nhấn trong du lịch cộng đồng, nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa Cơ Tu tới du khách trong và ngoài nước. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của người Cơ Tu và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn. Lễ hội Tấc Ka Coong là một nét văn hóa quý giá mà chúng tôi đã và đang phục dựng, với mong muốn rằng du khách có thể đến và trải nghiệm văn hóa miền núi chân thực nhất”. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 25/9: USD giảm mạnh nhất tháng qua
- ·Australia: Đi tù hơn 13 năm vì bắt cóc, giam giữ bé gái suốt 18 ngày
- ·ECB tiếp tục duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Ứng phó dịch, ngân hàng đua dịch vụ trực tuyến
- ·Ba Lan và Hungary cấm nhập ngũ cốc Ukraine
- ·Thị trường trái phiếu nội tệ Trung Quốc thu hút 400 tỷ USD mỗi năm
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Video pháo phòng không S
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Châu Á ngày càng nóng, nhiều người thiệt mạng vì say nắng
- ·Trung Quốc công bố dữ liệu được mong chờ về nguồn gốc Covid
- ·Xây dựng Tượng đài Công an nhân dân “Vì bình yên cuộc sống” tại TP.HCM
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Trường đại học Nông Lâm tuyển sinh hơn 1.700 chỉ tiêu năm 2024
- ·Môn ngữ văn không làm khó thí sinh
- ·Thi tuyển vào lớp 10: Đảm bảo an toàn, nghiêm túc
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Liên hoan Ban nhạc nhóm ca TP.HCM 2024: Sân chơi âm nhạc sôi động của tuổi trẻ