【kết quả cúp c1 đêm nay】Nhiều "trở ngại" trong quản lý thuế hoạt động thương mại biên giới Lạng Sơn
Khó quản lý
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác chống chuyển giá ở nhóm hàng hoá cư dân biên giới tại Hội thảo chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá do Tổng cục Thuế tổ chức,ềuampquottrởngạiampquottrongquảnlýthuếhoạtđộngthươngmạibiêngiớiLạngSơkết quả cúp c1 đêm nay Cục Thuế Lạng Sơn cho rằng, một trong những ưu tiên của đơn vị là việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, cụ thể ưu đãi đối với cư dân biên giới được miễn thuế thuế nhập khẩu và các loại thuế khác với giá trị 2 triệu đồng/ người/ lượt/ ngày; Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC - BCT-BCA ngày 12-5-2011 hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
Đồng thời, Cục Thuế phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho nhân dân các xã biên giới ký cam kết không vận chuyển và tiếp tay cho buôn lậu. Kết quả trong năm 2011, Cục đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 355 vụ, với số tiền thu và phạt là 6,64 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngành Thuế Lạng Sơn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tại thành phố Lạng Sơn và một số huyện có cửa khẩu, hình thành một số chợ có hoạt động thương mại biên giới, như chợ Đông Kinh, Đồng Đăng, Tân Thanh... với sự tham gia buôn bán của trên dưới 10.000 hộ, trong đó có nhiều hộ kinh doanh là người Trung Quốc. Theo Cục Thuế Lạng Sơn, đa số hàng hoá mua, bán, trao đổi do cư dân biên giới NK từ Trung Quốc chủ yếu được đưa vào các chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để bán hoặc các cư dân đi xách thuê cho các hộ kinh doanh tại chợ và đối tượng buôn lậu. Số hàng hoá này được sử dụng không đúng mục đích mà thực chất các hộ kinh doanh thu gom, buôn bán để trốn thuế.
Hiện nay việc đưa hàng hoá vào kinh doanh tại các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, cơ quan Hải quan đã thực hiện việc giám sát nhưng chưa có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Đây là kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu, trốn thuế lợi dụng, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình xác định nguồn gốc hợp pháp để xử lý.
Cần thống nhất quan điểm xử lý
Cục Thuế Lạng Sơn cho rằng, do chưa có sự đồng nhất quan điểm trong cách xử lý đối với việc buôn bán, vận chuyển hàng NK, dẫn đến hộ kinh doanh e ngại xuất hóa đơn. Chính điều này đã làm hạn chế cơ bản đến việc mở rộng quy mô của hộ kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến việc ổn định và phát triển nguồn thu trên địa bàn các phường, xã. Chưa có cơ sở pháp lý để so sánh giá xuất bán trên hóa đơn, nên hộ kinh doanh dễ lợi dụng ghi giá xuất bán trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán.
Mặt khác, với đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trải dài, có nhiều đường mòn, đường tắt, đường xương cá nên các đối tượng lợi dụng địa hình để vận chuyển hàng vào nội địa. Đời sống của cư dân biên giới còn nhiều khó khăn nên vẫn phải đi làm thuê để tăng thu nhập trang trải cuộc sống.
Cục Thuế Lạng Sơn kiến nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến chính sách an sinh xã hội của cư dân biên giới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần rà soát, thu hẹp danh mục hàng hoá được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới.
Cần quy định cụ thể hồ sơ, chứng từ chứng minh đã được kê khai, thu thuế nguồn gốc nhập khẩu đối với hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới không sử dụng hết khi thay đổi mục đích sử dụng. Giao cho cơ quan Hải quan quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới, hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu. Hàng hóa NK dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vẫn phải kê khai toàn bộ. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tính thuế và thông báo phần được miễn và phần phải thu thuế.
Theo Cục Thuế Lạng Sơn, cần có sự chỉ đạo thống nhất về quan điểm xử lý, xác định rõ hành vi sai phạm, trách nhiệm của từng đối tượng (hộ kinh doanh xuất bán hàng hóa - hộ sử dụng hoá đơn với hộ mua hàng hóa - hộ buôn chuyến). Tạo sự minh bạch trong xử lý từng đối tượng, từng hành vi vi phạm. Thống nhất về việc xác định đơn giá tính thuế, như có thể lấy biểu giá tính thuế nhập khẩu (giá đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu) cộng thêm phần trăm (%) giá trị gia tăng từng khu vực. Đây là cơ sở để xử lý hành vi ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán.
Mai Ka
(责任编辑:Thể thao)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Vòng 3 Night Wolf V.League 2023
- ·Đề xuất đầu tư 9.800 tỷ đồng xây cao tốc Tân Quang
- ·Phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Sửa Luật Đấu thầu để thúc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Nâng cao chất lượng và giá trị Bộ Pháp điển
- ·Xây dựng, ban hành một loạt quy định về công chức, viên chức, tiền lương,...
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Vòng 3 Night Wolf V.League 2023
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Giải vô địch Vovinam thế giới lần 7 năm 2023: Lan tỏa tinh hoa văn hóa Việt Nam
- ·Quảng Trị chậm bàn giao mặt bằng đoạn Vạn Ninh
- ·Sửa Luật Đấu thầu để thúc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Tập trung nghiên cứu, rà soát những cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh
- ·Bố trí nhân sự, ngân sách làm công tác truyền thông chính sách
- ·Ba dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh sẵn sàng chờ ngày khởi công
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Gỡ giải ngân đầu tư công, trước hết là sửa ngay các bất cập đã phát hiện