【nhận định kèo liverpool】Đến hạn… lại “khát”
Mùa hạn đang trở nên gay gắt và nỗi lo thiếu nước ngọt sinh hoạt lại hiện diện ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Năm nào cũng vậy, vấn đề thiếu nước luôn là nỗi lo thường trực của người dân tại các xã: Biển Bạch (huyện Thới Bình), Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh)... Thực trạng này diễn ra nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không thể giải quyết dứt điểm.
Mùa hạn đang trở nên gay gắt và nỗi lo thiếu nước ngọt sinh hoạt lại hiện diện ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Năm nào cũng vậy, vấn đề thiếu nước luôn là nỗi lo thường trực của người dân tại các xã: Biển Bạch (huyện Thới Bình), Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh)... Thực trạng này diễn ra nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không thể giải quyết dứt điểm.
Mua nước như mua gạo
Nghe có vẻ nghịch lý bởi ở vùng sông nước mênh mông lại có chuyện không đủ nước sử dụng đến nỗi người dân phải bỏ tiền ra đi mua về dùng. Cũng từ thực tế thiếu nước mà vài năm gần đây đã xuất hiện thêm nghề “hái ra tiền” mà không phải đầu tư quá nhiều vốn, công sức, đó là... nghề buôn nước!
Nhiều ấp trên địa bàn xã Biển Bạch bị nhiễm phèn nặng không thể sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. |
Ông Nguyễn Văn Hùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, bộc bạch: “Ở đây mỗi gia đình phải đầu tư mua lu, khạp về trữ nước mùa mưa để dùng cho mùa hạn. Nhà ít thì vài cái, nhiều cũng trên chục. Nhưng dù có trữ nhiều cỡ nào cũng thiếu và mùa hạn năm nào cũng phải mua nước về dùng”.
Nghe tiếng máy tàu chạy trên sông, ông Hùng than: “Ghe chở nước đó. Ở đây sáng, chiều đều có ghe chở nước từ các xã lân cận bên Kiên Giang qua đây bán cho bà con. Mỗi lu nước họ bán rẻ nhất cũng phải vài chục ngàn đồng. Dân ở đây dù kinh tế khó khăn nhưng cũng phải mua chứ biết làm sao hơn”. Do giá mua nước chẳng hề rẻ so với thu nhập hằng ngày nên người dân phải tận dụng triệt để nước vo gạo dùng làm nước rửa rau, rửa chén...
Theo thống kê của địa phương và ngành chức năng, hiện xã Biển Bạch có trên 300 hộ dân phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Những hộ dân này phải bỏ tiền ra để mua nước về sử dụng với giá từ 40.000-60.000 đồng mỗi lu nước (khoảng 1 m3), trong khi đời sống của họ còn gặp không ít khó khăn.
Thực trạng thiếu nước sạch sinh hoạt vào mùa khô không chỉ riêng ở huyện Thới Bình mà còn xảy ra ở nhiều xã của các huyện khác trong tỉnh như: xã Khánh An, Nguyễn Phích (huyện U Minh), xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Nhu cầu sử dụng nước của người dân vào mùa hạn lớn, trong khi hệ thống cung cấp nước nhiều nơi không có, hoặc có nhưng cung không đủ cầu, có nơi được đầu tư trạm bơm nhưng lại không hoạt động.
Bao giờ thoát cảnh “khát”?
Khảo sát, đánh giá từ cơ quan chức năng thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh cho thấy, tổng trữ lượng nước ngầm của tỉnh có khả năng khai thác khoảng 5,8 triệu m3/ngày đêm, nhưng do khai thác và sử dụng không kiểm soát được nên nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt dần. Ðiều này đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trong đó tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài do không khai thác được nguồn nước đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Việc giải quyết tình trạng thiếu nước ở nhiều địa phương không chỉ là việc triển khai các dự án xây dựng các trạm bơm rồi kéo về phục vụ cho người dân (thực tế đã triển khai nhưng nhiều dự án không phát huy hiệu quả, điển hình là các trạm bơm được xây dựng trên địa bàn xã Biển Bạch), mà phải có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo đảm cho tiến trình phát triển bền vững của tỉnh.
Việc khai thác quá mức và quản lý nguồn tài nguyên nước chưa chặt chẽ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt dần. Ðược biết, hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 giếng khoan nước ngầm bị hư hỏng, bỏ hoang nhiều năm chưa được tráng lấp, đang là nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm.
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan triển khai lập Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, phải công bố quy hoạch cụ thể nơi nào được phép, nơi nào cần hạn chế và nơi nào cấm triệt để khai thác nguồn nước ngầm. Ðồng thời, phải quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm.
Trước mắt, vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng cần được quan tâm triển khai mạnh ở các cơ quan, đơn vị và Nhân dân. Cần phải có giải pháp sử dụng, bảo vệ nguồn nước hiệu quả, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước thì mới có thể giải quyết được vấn đề thiếu nước đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên địa bàn tỉnh hiện nay./.
Bài và ảnh: Hoàng Vũ
(责任编辑:La liga)
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Điều gì xảy ra khi ‘Bốn chàng trai cùng nhau đi du lịch’
- ·Sheraton Hanoi khai trương dịch vụ “One
- ·Ford: “Thương hiệu sáng tạo nhất 2015”
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Thương cảng Vân Đồn và đình Trà Cổ được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
- ·Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh giảm xuống thấp nhất trong hơn 40 năm
- ·Thu hồi thêm đất của 2 tổ chức để làm sân bay Long Thành
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Lạm phát tại Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua
- ·Lexus sẽ làm xe siêu nhỏ
- ·Ford Việt Nam: Doanh số bán hàng tốt nhất trong tháng 4
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Kỹ năng nghề của Việt Nam càng tiệm cận với khu vực và thế giới
- ·Bộ Tài chính giành giải Nhất Hội thi tin học khối CBCC trẻ toàn quốc
- ·Bỏ túi ‘Hà Nội tôi yêu’
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Kaity Nguyễn đóng chính 'Yêu nhầm bạn thân' bản Việt