【kèo nhà cái việt nam hôm nay】Phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập
');this.closest('table').remove();"> |
Bà Cecile Le Pham giới thiệu về bộ sưu tập của bảo tàng |
Đam mê và tâm huyết
Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham là bảo tàng ngoài công lập mới nhất vừa ra mắt công chúng tháng 4 vừa qua. Đây là kết quả của quá trình sưu tầm sau 30 năm ở 40 quốc gia của bà Cecile Le Pham với tâm huyết, niềm đam mê dành cho di sản văn hóa Việt Nam và khát khao khám phá văn hóa, mỹ thuật thế giới. Điều mà bà Cecile Le Pham mong muốn là tiếp tục lan tỏa niềm đam mê dành cho di sản văn hóa ấy đến với những người trẻ, với học sinh, sinh viên...
Với gần 2.500 hiện vật gốm, phần lớn được vớt lên từ sông Hương, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương chính là thành quả hơn 30 năm GS.TS. Thái Kim Lan và anh trai của bà là họa sĩ Thái Nguyên Bá cất công sưu tầm. Hiện vật của bảo tàng phong phú, đa dạng, trong đó có không ít những tiêu bản quý hiếm và tiêu biểu của các nền văn hóa Sa Huỳnh – Champa – Đại Việt. Khai trương vào năm ngoái, đến nay, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương trở thành điểm đến của những người yêu văn hóa để chiêm ngưỡng và khám phá những giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã từng hiện diện trên vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân ẩn chứa trong từng hiện vật.
Từ bảo tàng tư nhân đầu tiên được thành lập vào tháng 4/2013, đến nay, Thừa Thiên Huế có 5 bảo tàng ngoài công lập: Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương và Bảo tàng Mỹ thuật Cecille Le Pham. Ngoài ra, Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng cũng được công nhận là điểm du lịch của Huế.
Với sự phong phú về nội dung trưng bày, mạng lưới bảo tàng ngoài công lập ngoài vai trò bổ khuyết, cung cấp những giá trị văn hóa lịch sử cũng đồng thời góp thêm cho Huế những địa chỉ văn hóa hấp dẫn. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, bảo tàng ngoài công lập ở Huế ra đời làm thay đổi nhận thức và cách thức hoạt động của loại hình bảo tàng. Đồng thời, hình thành tư duy mới trong cách thức trưng bày, sưu tầm, thuyết minh, quảng bá, tổ chức dịch vụ và cạnh tranh thu hút khách tham quan. Sự góp mặt của các bảo tàng ngoài công lập còn mở ra xu thế mới cho hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa Huế đến công chúng.
Phong phú văn hóa di sản
Mỗi bảo tàng ra đời ngoài công sức, tâm huyết của các cá nhân, tổ chức, còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh. TS. Phan Thanh Hải cho biết, năm 2020, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, như: Hỗ trợ giá thuê cơ sở nhà đất; hoạt động trưng bày triển lãm; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và quảng bá hình ảnh. Thực hiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để hình thành hệ thống bảo tàng ngoài công lập là việc làm thiết thực, cụ thể để làm phong phú hóa các thiết chế văn hóa và huy động được tối đa các nguồn lực xã hội.
Theo TS. Nguyễn Anh Thư, giảng viên Khoa Di sản văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội, việc khuyến khích các bảo tàng ngoài công lập thành lập và tham gia vào thiết chế văn hóa là chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống bảo tàng trên thế giới.
Cái khó trong hoạt động của hệ thống bảo tàng ngoài công lập là chuyên môn. Với số lượng hiện vật rất nhiều, phong phú nhưng việc giám định nguồn gốc, niên đại cũng như có đề án phát triển có sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn là vấn đề các bảo tàng ngoài công lập gặp khó khăn. Hơn nữa, đa số các bảo tàng ngoài công lập ra đời dựa trên sự đam mê về cổ vật, các loại hình mỹ thuật, nghề truyền thống... trưng bày dựa trên những sưu tập hiện vật đã có, thiếu kinh phí để tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm hàng năm. Một số bảo tàng cũng gặp khó khăn về kinh nghiệm, phương thức hoạt động, sự hỗ trợ trang, thiết bị chuyên ngành...
TS. Nguyễn Anh Thư đề nghị, hệ thống bảo tàng ngoài công lập cần có sự liên kết chặt chẽ với hệ thống bảo tàng công lập trên địa bàn để có sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, sự tham vấn của các chuyên gia, đồng thời trưng bày kết hợp vừa công vừa tư là mô hình cần khuyến khích. Như vậy, các bảo tàng công lập sẽ song hành cùng với hệ thống bảo tàng ngoài công lập để có những triển lãm chất lượng và làm phong phú thêm vốn văn hóa di sản giới thiệu đến công chúng.
Ngoài tận dụng thế mạnh vốn có là những bộ sưu tập độc đáo, bảo tàng ngoài công lập cần thường xuyên kiểm kê, làm hồ sơ cho hiện vật, vì muốn có trưng bày tốt phải giám định và có cơ sở khoa học cho những hiện vật bảo tàng đang lưu giữ.
(责任编辑:La liga)
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
- ·2 bệnh nhân nhiễm Covid
- ·Giảm giá xăng dầu đầu Xuân Canh Tý
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Dự báo thời tiết đêm giao thừa ở Bắc Bộ
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về công tác nhân sự
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 15/2: Từ đêm nay Hà Nội chuyển rét đậm, Sài Gòn ngày nắng
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Khoảng 460 công dân người Việt Nam đã được sơ tán khỏi Ukraine
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 25/10
- ·Mỹ ưu tiên tìm giải pháp ngoại giao với Nga
- ·Hà Tĩnh khai hội Chùa Hương tích
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Ngân hàng Phương Đông (OCB): Lãi trước thuế tăng 23% trong quý I/2024, thay đổi vị trí Tổng giám đốc
- ·SHB chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%
- ·EU thông báo viện trợ 1 tỷ euro cho Afghanistan và các nước láng giềng
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Đề nghị bổ sung danh mục ngân hàng tên đường và công trình công cộng