【lịch thi đấu ba lan】“Châu bản triều Nguyễn
Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế |
Không gian trưng bày Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại đang diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (LTQG) I. Trưng bày do Trung tâm LTQG I và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp thực hiện, giới thiệu đến công chúng hàng trăm tài liệu đặc sắc. Đây cũng là lần đầu tiên nhiều hiện vật của Trung tâm BTDTCĐ Huế kết hợp trưng bày tại Trung tâm LTQG I, nhằm tôn lên giá trị của Châu bản.
Những câu chuyện lịch sử sống động
Triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý giá, trong đó có Châu bản. Đây là tài liệu hành chính gốc duy nhất ở Việt Nam và thuộc số ít trên thế giới còn lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế trên văn bản. Trải qua 143 năm tồn tại (1802 - 1945), triều Nguyễn đã lưu dấu ấn trong lịch sử về thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền, quan hệ bang giao, kiến thiết kinh đô, văn hóa, giáo dục, đời sống xã hội, thiết chế hành chính, chế định luật pháp, khoa cử thư tịch... tất cả đều được phản ánh rõ nét qua Châu bản.
Là hệ thống văn bản hành chính được sản sinh trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền triều Nguyễn, Châu bản bao gồm văn bản do các hoàng đế ban hành và văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực màu son đỏ. Hệ thống văn bản này được giao cho Nội các triều Nguyễn tập hợp và quản lý thống nhất thành một khối văn thư của triều đình.
Dưới triều Nguyễn, Châu bản được lưu giữ cẩn thận trong tòa Đông Các, là nguồn sử liệu để góp phần viết những bộ chính sử đương thời. Tuy nhiên, cùng những thăng trầm của lịch sử, Châu bản cũng phải trải qua nhiều cuộc thiên di. Năm 1942, khối Châu bản triều Nguyễn được đưa tới Viện Văn hóa Huế. Năm 1959, Viện đại học Huế đã tiếp nhận khối tài liệu này để biên dịch và làm mục lục; sau đưa lên Văn khố Đà Lạt, chuyển về Sở Lưu trữ - Nha Văn khố. Khi miền Nam giải phóng, khối Châu bản triều Nguyễn được đưa tới bảo quản tại Trung tâm LTQG II. Từ năm 1991, Châu bản được đưa về bảo quản tại Trung tâm LTQG I thuộc Cục Lưu trữ nhà nước đã mở ra cánh cửa để các học giả và công chúng có thể tiếp cận tài liệu này.
Cố Giáo sư Phan Huy Lê từng nhìn nhận: “Châu bản triều Nguyễn là một di sản văn hóa mang giá trị kép, vừa là vật thể vừa phi vật thể vô giá, không những quý hiếm mà còn duy nhất, độc bản được bảo tồn đến ngày nay”.
Nguồn tài liệu không thể thay thế
Sau những năm tháng lặng yên, nay Châu bản được các nhà nghiên cứu, nhà sử học rũ lớp bụi thời gian trên từng dòng chữ cổ để tái hiện lại lịch sử của cha ông, đưa những giá trị của quá khứ vào cuộc sống hiện tại.
Những cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, Châu bản trở thành nguồn sử liệu để nghiên cứu, phục dựng lại các nghi thức tế lễ và văn hóa truyền thống, trùng tu nhiều công trình di tích quan trọng.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thanh Hải cho hay: Phần lớn các công trình kiến trúc trong hệ thống kiến trúc cung đình của Huế đã bị phá hủy rất nhiều do chiến tranh, do thiên tai, thời tiết… “Nó rất cụ thể, chính xác, gần như qua đó chúng ta hiểu được các đánh giá, quan điểm của các vị hoàng đế triều Nguyễn đối với các công trình kiến trúc, các di sản văn hóa. Trên thực tế, rất nhiều công trình trong hệ thống kiến trúc Cố đô Huế đã được trùng tu, phục hồi dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong đó Châu bản đóng vai trò rất quan trọng”, ông Hải nói.
Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Nguyễn Phước Hải Trung thông tin, tư liệu về di sản Châu bản vừa có giá trị tiềm lực vừa có giá trị vật chất, giá trị hiện hữu. “Đối với chúng tôi, những người làm công tác khoa học, đây là những cứ liệu vững chắc, rất quý giá để hỗ trợ công tác trùng tu, phục hồi di tích”, ông Trung nói.
Không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại” tại Trung tâm LTQG I - nơi đang bảo quản khối tài liệu này sẽ là cơ hội để công chúng có thể tận mắt chiêm ngưỡng màu son nét chữ của các vị vua triều Nguyễn. “Cung chiêm” ngự bút của các hoàng đế, đối với hậu nhân không chỉ là việc “xem di văn tưởng đến cổ nhân”, mà qua đó còn cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị để đánh giá tài năng, vị thế, vai trò trị quốc bình thiên hạ của các bậc quân vương triều Nguyễn.
“Xem những di văn này, chúng ta có thể hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước ta, cũng như biết thêm những câu chuyện về tiền nhân hết sức chân thực và gần nhất với sự thật lịch sử. Với không gian trưng bày cố định, lâu dài, chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là điểm đến về văn hóa để công chúng trong và ngoài nước có thể tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Việt Nam”, Giám đốc Trung tâm LTQG I bà Trần Thị Mai Hương cho hay.
Châu bản triều Nguyễn còn lại hiện nay gồm hơn 86.000 văn bản gốc của 11 triều vua nhà Nguyễn; trong đó, có 10 vị vua để lại bút tích phê duyệt bằng mực son trên văn bản. Hai triều vua không có Châu bản là Dục Đức và Hiệp Hòa. Năm 2014, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh trên bản đồ Di sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đến 2017 được vinh danh Di sản thế giới.
(责任编辑:La liga)
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Indonesia and Việt Nam true partners for development: Ambassador
- ·Việt Nam’s UN peacekeeping forces in South Sudan celebrate National Day
- ·Vietnamese, Cuban foreign ministries hold seventh political consultation
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Việt Nam, Laos eye stronger justice cooperation
- ·HCM City, Singapore to expand cooperation in human resources
- ·Việt Nam, Qatar mutually waive visas for diplomatic, official passport holders
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·ASEAN Plus Youth Volunteer Forum opens in Quảng Bình
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Indonesia and Việt Nam true partners for development: Ambassador
- ·Cambodian leaders to promote good relations with Việt Nam
- ·Party, State leaders pay tribute to late President Hồ Chí Minh
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·President, senior Party official receives Cambodian high
- ·Việt Nam proposes UNDP be creative in mobilising resources for development
- ·Lao leader calls on Lao, Vietnamese people to nurture special relationship
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Cuban official praises close ties with Việt Nam