【nhận dinh】Chính phủ đề xuất Nghệ an được áp dụng PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa
Phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều 14/5,ínhphủđềxuấtNghệanđượcápdụngPPPtronglĩnhvựcthểthaovănhónhận dinh Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Dự thảo Nghị quyết kiến nghị bổ sung lĩnh vực thể thao, văn hóa được thực hiện theo phương thức PPP và thẩm quyền của HĐND được quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong dự ánPPP ở mức không quá 70% tổng mức đầu tư.
Theo quy định hiện hành, các lĩnh vực này không thuộc phạm vi của Luật PPP, khoản 2 Điều 69 của Luật PPP quy định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.
Chính sách này được áp dụng tương tự ở TP.HCM nhưng Dự thảo Nghị quyết đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 70% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, các dự án thực hiện trên địa bàn miền Tây Nghệ An.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách (cơ quan thẩm tra) Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách cơ bản nhất trí với phương án Chính phủ trình. Vì, việc cho phép mở rộng lĩnh vực được thực hiện theo phương thức PPP sẽ góp phần giúp tỉnh Nghệ An huy động thêm nguồn lực ngoài NSNN, tận dụng được kinh nghiệm, cách thức, phương pháp đầu tư tiên tiến, hiện đại từ khu vực tư nhân. Chính sách này đã được áp dụng tương tự tại TP.HCM, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc không thực hiện PPP đối với các di tích, di sản văn hóa vì đây không phải là điểm nghẽn cần phải được tháo gỡ để mang tính lan tỏa. Hơn nữa đây là lĩnh vực có tính nhạy cảm, không nên “thương mại hóa” theo đó, những công trình này cần được quản lý, gìn giữ gắn với trách nhiệm Nhà nước, ông Mạnh cho hay.
Qua thẩm tra, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách đề nghị cân nhắc quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 70% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, các dự án thực hiện trên địa bàn miền Tây Nghệ An so với chính sách được áp dụng tại TP.HCM.
Vì, việc quyết định điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 70% tổng mức đầu tư chỉ nên áp dụng đối với các dự án có chi phí giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không bảo đảm khả năng hoàn vốn để góp phần giảm rủi ro và tạo điều kiện thu hút thêm nguồn lực của khu vực tư nhân đối với các dự án này.
Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, Dự thảo quy định nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 70% tổng vốn đầu tư cho thấy khả năng, hiệu quả sử dụng vốn PPP trong lĩnh vực này còn hạn chế, kết quả đầu ra chính sách chưa thực sự rõ nét và khả thi.
Lý do cần cân nhắc nữa là đối với các dự án trên địa bàn phía Tây Nghệ An, Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá về tình hình triển khai các dự án PPP ở địa bàn này để làm căn cứ cho việc xem xét tính phù hợp của việc áp dụng chính sách.
Một số ý kiến nhất trí với Dự thảo và cho rằng, việc mở rộng chính sách so với TP.HCM là phù hợp với khả năng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là địa bàn phía Tây Nghệ An còn khó khăn trong việc thu hút nguồn lực thực hiện dự án PPP.
Chính sách đáng chú ý khác là Dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng tỉnh Nghệ An được thực hiện hình thức hợp đồng BT đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tỉnh. Chính sách này tương tự như chính sách đã được áp dụng thí điểm tại TP.HCM nhưng thu hẹp lĩnh vực đầu tư để phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.
Trong khi đó, quy định hiện hành đã dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban thẩm tra nhất trí với dự thảo vì việc áp dụng chính sách sẽ góp phần bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu Nghị quyết 39-NQ/TW đề ra: “Tập trung phát triển mạnh mạng lưới đô thị, nhất là các đô thị trung tâm; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số”.
Chính sách trên cũng sẽ uy động thêm nguồn lực từ khu vực tư nhân để thực hiện khi ngân sách địa phương còn khó khăn. Chính sách này tương tự chính sách thí điểm tại TP.HCM. Tuy nhiên đề nghị cần quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quyết định thực hiện hình thức hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư, báo cáo thẩm tra nêu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·An toàn thực phẩm tại các trường học
- ·Cảnh giác hàng lậu chuyển hướng khai báo từ cửa khẩu về nội địa
- ·Mỹ quyết truy lùng thủ phạm làm rò rỉ tài liệu mật
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Phát hiện hơn 12.000 lít xăng không đạt chuẩn kỹ thuật
- ·BAC A BANK đồng hành cùng doanh nghiệp vững bước kinh doanh
- ·Tạm giữ hơn 7.520 đơn vị sản phẩm hàng hóa để xác minh nguồn gốc
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Phá kho chứa hàng nghìn giày dép giả mạo nhãn hiệu
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Cuối năm, tăng trưởng NIM các ngân hàng sẽ chậm lại và phân hóa
- ·Thụy Điển tổ chức tập trận lớn nhất trong 25 năm
- ·Vì sao tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do bật tăng?
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Giữ vững tâm lý trước kỳ thi
- ·Ukraine có thể phản công vào mùa hè, Nga nghi ngờ tài liệu rò rỉ của Mỹ
- ·Phát hiện, bồi dưỡng những mầm non văn học và toán học
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Canada điều máy bay chiến đấu tới Nhật để thực thi trừng phạt Triều Tiên