【nhận định mu vs everton】Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều chỉ số được cải thiện
Kết quả chỉ số GII (chỉ số ĐMST toàn cầu) năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo quyết liệt,ệtNamtăngbậctrongxếphạngchỉsốđổimớisángtạotoàncầnhận định mu vs everton toàn diện của Chính phủ, và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực ĐMST quốc gia.
Cụ thể, thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, điển hình như chỉ số về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tăng mạnh từ hạng 74 lên hạng 57; chỉ số về môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tăng 10 bậc.
Nhóm chỉ số về trình độ thị trường tiếp tục có sự cải thiện với chỉ số về tín dụng tiếp tục tăng từ hạng 17 lên hạng 15. Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào giảm lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nhóm chỉ số về trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, đây là nhóm có sự cải thiện thứ hai sau thể chế. Trong đó, chỉ số chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp (DN) tăng 23 bậc lên thứ 13, chỉ số chi cho nghiên cứu và phát triển của DN tăng 4 bậc lên thứ 48, và chỉ số hợp tác đại học và DN tăng 17 bậc lên thứ 59. Đây là những yêu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực DN, đặc biệt là phát triển dựa trên hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và ĐMST.
Đặc biệt, với chỉ số mới về sáng tạo trực tuyến là chỉ số tạo ứng dụng di động, một chỉ số về phát triển kinh tế số, Việt Nam được xếp hạng 16, thay cho vị trí thứ 52 về tải video lên youtube của năm 2017.
Kết quả chỉ số GII năm 2018 cho thấy, Việt nam đã gần đạt được các chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2020 tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Trong đó, sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lấy DN làm trung tâm của hệ thống đổi mới, thúc đẩy khoa học công nghệ và ĐMST làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và tạo ra nhu cầu để DN đổi mới công nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Giải pháp cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST một cách bền vững
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, để cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh, thị trường vốn và đầu tư, ứng dụng tri thức và công nghệ.
Tập trung cải thiện những chỉ số mà Việt Nam đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trong đó, đề ra những giải pháp như đẩy mạnh hiệu quả thực thi các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về cải thiện thể chế, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ đến tất cả các bộ, ngành, địa phương. Khắc phục những hạn chế về tạo thuận lợi giải quyết phá sản DN, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh và cải thiện chất lượng các quy định pháp luật.
Cùng với đó, xây dựng, trọng dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, kết hợp đầu tư, phát triển các trường đại học theo định hướng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Tái cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh với định hướng nâng cao hàm lượng nghiên cứu, phát triển và ĐMST, tạo ra nhiều hơn các việc làm thâm dụng tri thức trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang tích cực, chủ động tiếp cận cuộc các mạng công nghiệp 4.0.
Để cải thiện chỉ số ĐMST, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, doanh nghiệp phải là chủ thể đi đầu trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cụ thể, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký sáng chế, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ. Từ đó, có những giải pháp tăng cường các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường công nghiệp văn hoá toàn cầu.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn có 7 chỉ số chưa có dữ liệu để đánh giá (trong đó có 3 chỉ số liên quan tới giáo dục) và 9 chỉ số có dữ liệu chưa cập nhật. Về vấn đề này Bộ Khoa học và Công nghệ đã đôn đốc các bộ, cơ quan có liên quan, đồng thời đã có tiếp xúc, trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng tìm giải pháp khắc phục./.
Văn Nam
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Những dự án chục nghìn tỷ chờ triển khai của FLC ở Nghệ An
- ·Thi công dự án gây sạt lở, nứt tường nhà dân ở Đà Lạt
- ·Ấn tượng bãi tắm cát trắng ôm trọn Vịnh Bái Tử Long tại Vân Đồn
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·CapitaLand Development mua quỹ đất 8ha ở Thủ Đức
- ·Hệ tiện ích đa trải nghiệm ở Aqua City sẵn sàng đón cư dân tương lai
- ·Giá đất tăng phi mã, tiết kiệm 5 năm không mua nổi miếng đất quê
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Dự báo gây sốc về bất động sản Trung Quốc dự tính bơm 44 tỷ USD giải cứu
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Không gian sống sang, xịn và đẳng cấp trong nhà phố 2 tầng
- ·Đặc quyền dành riêng cho chủ nhân biệt thự Charm Resort Long Hải
- ·Khi nào TP.HCM chấm dứt hợp đồng với 2 DN ‘xù’ tiền đấu giá đất Thủ Thiêm?
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Saigon Real
- ·Rùng mình những khu tập thể xuống cấp, nứt toác ở Đà Nẵng chuẩn bị di dời
- ·Nhà phố 6 tầng phong cách hiện đại đẹp tinh tế, tối đa hiệu ứng ánh sáng
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Mở bán căn hộ ‘chuẩn Hàn’ JinJu Tower ở Quảng Ninh