【soi kèo seattle sounders】Những bài học từ tình huống ô tô suýt đâm vào công nhân đứng giữa cao tốc
Những bài học từ tình huống ô tô suýt đâm vào công nhân đứng giữa cao tốc
Nhật Minh(Dân trí) - Ô tô càng chạy nhanh, càng cần khoảng cách lớn để dừng lại hẳn sau khi tài xế đạp phanh. Với tình huống như trong clip, may mắn là các xe đã kiểm soát tốt tốc độ.
Tình huống diễn ra vào ngày 14/11 trên đường cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Theo đó, công nhân đã đứng quá sát rào chắn và biển cảnh báo nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn.
Tình huống trong clip trên cũng tương tự trường hợp ô tô bị hết xăng hoặc gặp sự cố, buộc phải dừng khẩn cấp giữa đường.
Về nguyên tắc, khi xe phải dừng khẩn cấp, vì gặp sự cố, tai nạn, hoặc hết xăng, việc đầu tiên tài xế cần làm là bật đèn khẩn cấp (đèn hazard), rồi cố gắng đưa xe vào trong làn dừng khẩn cấp; với xe nhỏ, nên đẩy xe vào lề đường bên phải.
Ngoài việc bật đèn khẩn cấp, cần đặt các vật dụng cảnh báo nguy hiểm, như tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón,... Nếu không mang sẵn những thứ này trên xe, có thể sử dụng cành cây lớn, đèn pin... để thu hút sự chú ý của các tài xế khác.
Các vật dụng cảnh báo nguy hiểm cần được đặt ở khoảng cách phù hợp, đủ xa để các xe có đủ thời gian giảm tốc độ và đánh lái tránh.
Nên đặt vật cảnh báo an toàn ở khoảng cách bao xa?
Để có câu trả lời, có thể tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, dù bộ quy chuẩn này hiện được thay bằng QCVN 41:2019/BGTVT.
Theo đó, với tốc độ vận hành trung bình của xe là dưới 20km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là dưới 50m.
Tốc độ vận hành trung bình của xe là 20-35km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 50-100m.
Tốc độ vận hành trung bình của xe là 35-50km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 100-150m.
Tốc độ vận hành trung bình của xe là từ 50km/h trở lên thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 150-250m.
Như vậy, với điều kiện giao thông bình thường trên quốc lộ, đường cao tốc, khoảng cách phù hợp để đặt vật cảnh báo nguy hiểm là 150-250m.
Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy xếp các cọc tiêu hình nón tạo thành một barrier di động, để các xe khác không lao vào khu vực có xe gặp sự cố hoặc công trình đang thi công.
Để đảm bảo an toàn tính mạng, khi xe gặp sự cố, tất cả mọi người nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt.
Với tình huống như trong clip trên, công nhân không nên đứng sát vật cảnh báo đầu tiên, vì sẽ rất nguy hiểm nếu phương tiện đang đi tới không phanh và tránh kịp.
Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Tình huống trong clip trên cũng cho thấy nếu xe có camera hành trình chạy nhanh và bám sát đuôi xe phía trước thì rất dễ xảy ra tai nạn khi xe phía trước lách sang phải để tránh công nhân đứng giữa đường cao tốc.
Nhiều người đã bỏ qua nguyên tắc an toàn này vì cho rằng dù mình cố giữ khoảng cách an toàn nhưng sẽ có các xe khác chen vào giữa, và như vậy thì không biết bao giờ mới tới nơi.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giữ khoảng cách an toàn kết hợp với kiểm soát tốt tốc độ và tập trung quan sát chắc chắn giúp giảm nguy cơ tai nạn, đặc biệt là tai nạn dồn toa, hoặc ít nhất cũng giúp giảm mức độ va chạm.
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường khô ráo):
Tuy nhiên, khi lái xe trên đường, không dễ ước lượng khoảng cách bằng đơn vị mét, nên các tài xế thường áp dụng quy tắc 3 giây để tính khoảng cách an toàn khi lái xe trên đường cao tốc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong điều kiện bình thường, 3 giây là khoảng thời gian đủ để tài xế kịp phản ứng trước các sự cố như phía trước có xe bị hư hỏng, gặp chướng ngại vật trên đường…
Bản chất của quy tắc 3 giây là khoảng thời gian cần thiết để tài xế dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn và tránh được va chạm.
Để xác định cự ly "3 giây", bạn hãy tìm một vật cố định bên đường để làm "cột mốc"; đó có thể là biển báo giao thông, cột đèn hay cây cối… Khi xe ngay trước bạn vượt qua "cột mốc", bạn hãy đếm 1... 2... 3… theo nhịp đúng 3 giây.
Sau khi đếm xong, nếu xe của bạn tới đúng "cột mốc" thì tức là khoảng cách với xe phía trước đủ an toàn. Ngược lại, nếu bạn chưa đếm hết 3 giây mà đã tới "cột mốc", thì cần đi chậm lại để nới rộng cự ly, đảm bảo khoảng cách an toàn.
Quy tắc 3 giây được áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt, trời khô ráo, tầm nhìn thoáng... Trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế thì phải tăng lên thành 6 giây, tức giữ khoảng cách với xe phía trước gấp đôi so với thông thường.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·"Đôi bạn cùng tiến" giành loạt suất thực tập công nghệ danh giá tại Mỹ
- ·Hiệu trưởng mừng vì được thu điện thoại của học sinh một cách hợp pháp
- ·Thủ khoa tốt nghiệp TPHCM từng là... thủ khoa
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Mưa lũ phức tạp, Quảng Bình chủ động cho học sinh nghỉ học
- ·Giáo sư nhắc tân sinh viên phải dám nói không với cám dỗ
- ·Nhiều ngành kinh doanh, kỹ thuật "vợt" cả thí sinh khối… C
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 chính thức của học sinh TPHCM
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Tiệc bế giảng vài chục triệu đồng, cha mẹ vì con hay phô trương vì... sĩ?
- ·Hà Nội: Nhiều lao động có trình độ đại học tìm kiếm việc làm
- ·Điểm sàn vào Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Luật TPHCM năm 2024
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Con du học sớm, bố mẹ muôn vàn nỗi lo
- ·4.589 thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT trong hai ngày 24
- ·Học bổng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Đề nghị đảm bảo tính ổn định lâu dài của chương trình sách giáo khoa