会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải bóng đá tây ban nha hôm nay】Nhớ thời làm báo “phong trào”!

【giải bóng đá tây ban nha hôm nay】Nhớ thời làm báo “phong trào”

时间:2025-01-26 03:25:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:314次
 Trang bìa của tạp chí Việt

Nói về những tờ báo đấu tranh của phong trào TNSVHS ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, không thể không nói đến sự xuất hiện của các thi văn đoàn trong học sinh và các nhóm sáng tác trong sinh viên ở khắp các trường trung học và đại học trên toàn miền Nam, là một hiện tượng đặc biệt. Đặc biệt cả về nguyên nhân hình thành, về hình thức tổ chức và cả về tính chất tiến bộ - yêu nước của các nhóm bạn trẻ này.

Ngày 15/3/1966, cuộc đấu tranh của TNSVHS Huế bùng nổ dữ dội. Lực lượng phát hành tờ báo Tranh Thủ, cỡ nửa tờ nhật báo, cứ hai ngày ra một số. Báo được in typo đàng hoàng ở nhà in Nguyễn Đình Hưởng, đường Bạch Đằng, TP. Huế. Ban đầu, tôi chỉ tham gia viết bài, nhưng sau 8 số báo đầu tiên, người phụ trách chính của tờ báo là ông Hoàng Văn Giàu, một phụ giảng (assistant) của Đại học Văn khoa Huế, được điều lên làm thư ký riêng cho Thượng tọa Thích Trí Quang tại chùa Từ Đàm, giao việc phụ trách tờ báo lại cho anh Huỳnh Văn Chênh, một sinh viên Phật tử. Anh Chênh là một người hiền lành, không chuyên về báo chí, nên mọi bài vở anh đều giao cho tôi lo liệu.

Chính đây là khoảng thời gian tôi học được nghề làm báo một cách đầy đủ, thực tiễn và có kết quả nhất. Nhiều khi, các bài báo quá dài, “mi trang” không lọt, tôi phải ngồi ngay bên cạnh máy in để cắt bớt bài, dù đó là bài của bất cứ ai. Được cái là anh em công nhân nhà in rất tận tình, sẵn sàng giúp tôi hoàn thành công việc, và chưa bao giờ báo ra không đúng kỳ. Để tỏ lòng biết ơn, tôi thường mang chuối, bánh kẹo đến tặng anh em công nhân nhà in. Các món quà này là của các chị, các mẹ tiểu thương chợ Đông Ba đem tặng lực lượng TNSVHS tranh đấu, chất đầy cả một phòng của trụ sở lực lượng tranh đấu, tại số 155 Trần Hưng Đạo, ở đầu phía bắc cầu Trường Tiền.

Báo Tranh Thủ ra được 40 số thì bị Tiểu đoàn Lôi Hổ và Thủy quân Lục chiến của quân đội Sài Gòn tấn công Huế, dẹp hết bàn thờ ngoài đường phố, bắt bớ các SVHS tham gia phong trào tranh đấu. Tôi trốn về ở nhà của một người bạn thời Quốc Học, tại làng Nghĩa Lộ, huyện Quảng Điền, bên phá Tam Giang…

Mùa hè năm 1968, 4 thành viên của nhóm Việt là Trần Duy Phiên, Trần Văn Hòa, Trần Minh Thảo, Nguyễn Văn Bổn, trong một cuộc họp ở tầng ba Thư viện Đại học Huế (số 20 đường Lê Lợi), đã đi tới quyết định cho ra đời tạp chí Việt, tháng 8/1968.

Việt in khổ 20 x 27cm (trừ số ra mắt in khổ 20 x 25cm) số lượng trang xê dịch từ 100 đến 136 trang, bìa in typo, ruột in roméo, trình bày đơn giản và trang nhã. Bên dưới chữ VIỆT in đậm, với cỡ chữ lớn, có dòng chữ “Tờ báo vận động văn học nghệ thuật về nguồn”. Hai từ “Về nguồn” được giải thích rõ ở trang bìa 4 của Việt số 2: “Chúng tôi hô hào về nguồn bởi vì dân tộc đang bị đe dọa trước đủ thứ tai ương, có nguy cơ hủy diệt giống nòi. Và chúng tôi gọi là về nguồn, trong lãnh vực văn học nghệ thuật, bởi vì thấy rằng văn học nghệ thuật bây giờ đã tách xa yếu tính và chức năng của nó”.

Với một chủ trương như thế, tất nhiên tạp chí Việt chỉ có thể xuất hiện dưới hình thức bán công khai, không có giấy phép xuất bản của chính quyền Sài Gòn. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà trên mẫu bìa tạp chí VIỆT số 1, dùng làm áp phích quảng cáo, dán ở cổng trường Quốc Học và Đồng Khánh, hai ngôi trường nổi tiếng của Huế, một bàn tay nào đó đã “ưu ái” bổ sung ngay sau chữ VIỆT một chữ CỘNG bằng mực đậm nét.

Do nhiều khó khăn, nhất là do sự theo dõi của cảnh sát Huế, tạp chí VIỆT chỉ ra được 5 số, từ tháng 8/1968 đến tháng 8/1969; Việt số 6 đã chuẩn bị xong bài vở, nhưng mãi mãi không ra được. Tuy về sau, trong các năm 1973,1974, tôi có giúp một số bạn sinh viên ra các tờ Đất Mới, Thái Hòa và cùng với Chi bộ Giáo chức thành phố Huế, dưới danh nghĩa Trung tâm Liễu Quán của Phật giáo tại Huế, chúng tôi xuất bản tập san nghiên cứu Văn Sử, nhưng chỉ có thời làm tạp chí Việt là tôi cảm thấy hạnh phúc nhất.

Về sau này, khi làm báo chuyên nghiệp (Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên), tôi mới nhận ra, chính thời gian làm “báo phong trào” đã dạy tôi rất nhiều điều… Và, đó là thời sống đẹp nhất của tôi.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
  • Thương mại dịch vụ là bệ đỡ tăng trưởng của kinh tế Đà Nẵng
  • Hải Phòng cho phép mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh, dịch vụ từ 21/6
  • Hiệu quả nhiều mặt từ những dự án đầu tư Nhật Bản
  • Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
  • Đừng bao giờ hỏi: Tại sao tôi không thể thành công dễ dàng?
  • NGHỊ QUYẾTĐiều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ chính quyền địa phương của thành phố Cần Thơ năm 2024
  • Chính phủ ban hành gói hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trị giá 26.000 tỷ đồng
推荐内容
  • Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
  • Đổi mới cơ chế quản lý, tạo thuận lợi cho người nộp thuế
  • Ban Văn hóa
  • FLC Faros (ROS) bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
  • Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
  • Bảo Việt lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm thứ 4 liên tiếp