【thứ hạng của alajuelense】Những “Nhà khoa học” tuổi teen
“Trong một chuyến đi thực tế cùng với nhà trường đến Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh, em được tiếp xúc, trò chuyện cùng các bạn và cảm nhận những khó khăn, thiệt thòi trong học tập, tìm hiểu kiến thức. Ra về, em cứ mãi suy nghĩ về hình ảnh một cậu bé thiếu đôi bàn tay cứ loay hoay với các trang sách, em mong muốn làm gì đó giúp em ấy. Ý tưởng bất chợt nảy sinh khi em đưa mắt nhìn cái gạt nước trên ô-tô… Thế là “Giá đọc sách cho người khuyết tật cả 2 tay” ra đời”, em Trần Thảo Vy, lớp 9A, Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Cà Mau, chia sẻ.
“Trong một chuyến đi thực tế cùng với nhà trường đến Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh, em được tiếp xúc, trò chuyện cùng các bạn và cảm nhận những khó khăn, thiệt thòi trong học tập, tìm hiểu kiến thức. Ra về, em cứ mãi suy nghĩ về hình ảnh một cậu bé thiếu đôi bàn tay cứ loay hoay với các trang sách, em mong muốn làm gì đó giúp em ấy. Ý tưởng bất chợt nảy sinh khi em đưa mắt nhìn cái gạt nước trên ô-tô… Thế là “Giá đọc sách cho người khuyết tật cả 2 tay” ra đời”, em Trần Thảo Vy, lớp 9A, Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Cà Mau, chia sẻ.
Dễ làm, chi phí thấp, người sử dụng có thể tự làm được qua việc tìm hiểu hoạt động của sản phẩm. Kết quả như mong đợi khi thử nghiệm sử dụng, có tính tích cực cao và hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật, di chuyển nhẹ nhàng, dễ thay thế, dễ sửa chữa. Dự án của Thảo Vy với sự giúp sức của ba mẹ, sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Cường, đã “chinh phục” được Ban Giám khảo và người tham dự, đoạt giải Nhì tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KH-KT) cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2015-2016 khu vực phía Nam, do Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 3 vừa qua tại Đồng Nai.
Say mê sáng tạo
Trong 2 năm liên tiếp, Trần Thảo Vy đoạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo KH-KT dành cho học sinh ở lĩnh vực rô-bốt và máy thông minh, gắn liền với thực tế cuộc sống. Thảo Vy cho biết, em được “truyền lửa” đam mê từ “siêu nhân - ba” (cách gọi thần tượng của em). Từ nhỏ, Vy đã thấy ba sáng chế, sửa chữa các vật dụng trong nhà, em cứ lẽo đẽo theo “học lóm”. Ngay thời tiểu học, em đã tự tạo cho mình một góc học tập dễ thương, với những dụng cụ như: hộp viết, kệ sách… bằng hộp giấy, hộp nhựa. Lên trung học, cứ hễ ba lục đục, mài mò làm dụng cụ gì, Vy cũng kề cận phụ giúp.
Thảo Vy cùng ba vận hành thử nghiệm “Giá sách cho người khuyết tật 2 tay” vừa được cải tiến. |
Mẹ Vy hay phàn nàn là hai ba con cứ lôi rác vào nhà, nhưng lại vui vì mỗi sản phẩm đều mang tính tiết kiệm và hữu dụng. Nhất là khi “Chiếc giường thông minh” được sáng chế từ ý tưởng của Vy, giúp em đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau lần thứ II, năm 2013-2014.
“Khi ấy, em chỉ mong muốn được thử sức, không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Với sự “hậu thuẫn” của ba, sự giúp đỡ của thầy cô, Chiếc giường thông minh với 3 chức năng vừa là giường ngủ, bàn học, cũng vừa là tủ, kệ đã thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng cho học sinh, sinh viên. Em như được tiếp thêm động lực, nỗ lực học tập, chăm chỉ nghiên cứu và tham khảo nhiều clip hướng dẫn làm vật liệu tái chế. Đặc biệt là siêng theo ba học hỏi kinh nghiệm”, Vy tâm tình.
Thảo Vy thú nhận, ngay hôm được UBND tỉnh Cà Mau trao tặng bằng khen, em đã ấp ủ một sáng kiến có thể hỗ trợ cho người khuyết tật và sẽ tham dự cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng của tỉnh lần tiếp theo, nhưng khi đó, em chưa biết sẽ làm gì, cho đến khi đến thăm trường nuôi dạy trẻ khuyết tật.
“Hầu hết vật liệu làm nên dự án là đồ qua sử dụng, như: mô-tơ nhỏ, bơm ô-xy hồ cá, mê-ca, bóng đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu… Khi cấp nguồn điện 220V, giá sách sẽ sáng đèn báo có điện. Người khuyết tật cả 2 tay có thể dùng cùi chỏ, hay chân tác động vào công tắc (di chuyển được) cấp điện cho mô-tơ chạy, đồng thời đèn xanh cháy sáng báo thiết bị hoạt động. Mô-tơ làm xoay trục, trục quay có mang cần gạt quay theo và đầu hút chuyển động áp sát vào trang giấy cần lật, đồng thời để cần điều khiển chạm vào công tắc bơm hút bắt đầu tạo lực hút ở đầu hút lên tờ giấy và tách rời các tờ khác. Khi đó, cần gạt chèn vào khoản hở của tờ giấy và đẩy lật trang”, Thảo Vy mô tả cách vận hành.
Anh Trần Văn Mười, ba Thảo Vy, cho hay, những ý tưởng của cô con gái đã tạo nên niềm vui và tự hào cho cả gia đình và nhà trường, không chỉ bởi tính ứng dụng thực tế mà còn cổ vũ tinh thần học tập, ham học hỏi, sáng tạo của bạn bè trang lứa. Trong công việc, anh hay được Vy hiến kế, khi không thành công, hay vướng mắc điều gì, anh và con cùng tìm hiểu, thực hiện kỳ được.
Ở lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, cô học trò Phan Mỹ Châu, lớp 9, Trường THCS Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi, với ý tưởng xuất phát từ chính sự vất vả hằng ngày của gia đình, cùng sự hướng dẫn của thầy Bùi Thanh Hãn, đã làm nên dự án “Thiết bị phun thuốc an toàn cho ao tôm công nghiệp”, đoạt giải Khuyến khích tại cuộc thi KH-KT cấp quốc gia vừa qua.
Mỹ Châu cho biết, dự án chia làm 4 giai đoạn, trong 2,5 tháng: thiết kế ý tưởng trên lý thuyết; tiến hành khảo sát, thiết lập các số liệu kỹ thuật; lắp ráp mô hình và vận hành, hoàn thiện các bộ phận. Theo đó, quá trình luôn được thực hiện tại hiện trường, được thầy cô trong tổ tư vấn thường xuyên để theo dõi, điều chỉnh khi có sai sót về mặt kỹ thuật. Các thiết bị chủ yếu là vật liệu đơn giản như ống truyền nước trong y tế, chai nhựa, thùng xốp, mô-tơ điện…
“Người nông dân chỉ sử dụng phương pháp thủ công để thực hiện việc xử lý nước cho ao tôm của mình, vừa mất nhiều thời gian, công sức, nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vì phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất độc hại. Do vậy, em mong muốn ý tưởng của mình có thể giúp gia đình và người dân phun thuốc an toàn, tiện lợi”, Mỹ Châu bày tỏ.
Thầy Bùi Thanh Hãn cho biết thêm: "Hiện nay ý tưởng của Mỹ Châu đã được nhiều hộ gia đình trong xã biết đến và ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là niềm vui cho chính em, cho tôi và tập thể nhà trường". Qua cuộc thi, dự án nhận được nhiều sự góp ý, thầy và trò Mỹ Châu đang tiến hành cải tiến để hệ thống máy trộn thuốc đạt năng suất hơn, hướng đến tham dự cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau lần thứ III, năm 2015-2016 sắp tới.
Ý nghĩa thực tiễn
Ở lĩnh vực khác, dựa trên những đặc điểm tác động của mạng xã hội và đời sống tinh thần các lứa tuổi, nhóm tác giả Lê Thái Sơn, Phan Kiều Anh, học sinh lớp 10 chuyên Văn, Trường Chuyên Phan Ngọc Hiển, cùng với sự giúp sức của thầy Nguyễn Ngọc Thể, giáo viên Ngữ văn nhà trường, đã làm nên dự án “Mạng xã hội và tâm lý lứa tuổi” (lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, đoạt giải Ba tại cuộc thi Sáng tạo KH-KT cấp quốc gia). Dự án với mong muốn đưa ra những vấn đề tâm lý của từng lứa tuổi, cũng như có được những cách thức tiếp cận mạng an toàn, bảo đảm và tốt đẹp hơn.
Cuộc thi KH-KT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia khu vực phía Nam năm học 2015-2016 có 206 dự án của học sinh đến từ 32 tỉnh, thành (từ TP Đà Nẵng trở vào), dự thi ở 17 lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học động vật, Hoá sinh, Y sinh và Khoa học sức khoẻ, Hoá học, Khoa học trái đất và môi trường, Hệ thống nhún, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi sinh, Vật lý thiên văn, Khoa học thực vật, Rô-bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống. Đây là năm thứ 5 Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi KH-KT dành cho học sinh trung học nhằm gắn việc học tập với nghiên cứu khoa học, khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Theo quy chế mới vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, tất cả học sinh THPT giành được giải Ba trở lên tại cuộc thi KH-KT cấp quốc gia từ năm nay trở đi sẽ được tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng trong nước. |
Thầy Nguyễn Ngọc Thể cho biết, chính các em học sinh là người hiểu hơn ai hết về tâm lý lứa tuổi mình và tìm phương án tốt nhất để dung hoà cuộc sống thực và ảo, do vậy, nhà trường ủng hộ các em tạo lập dự án. Ý tưởng các em với mục đích cung cấp những tri thức, giải pháp tham gia mạng xã hội, đồng thời làm rõ ý nghĩa giữa mặt tinh thần của con người với mạng ảo. Cái hay của các em là đưa người đọc thâm nhập tâm lý của chính mình (qua phiếu điều tra, thu thập thông tin) và ứng dụng những giá trị bổ ích, thiết thực vào đời sống thực tiễn mà mạng xã hội là điển hình.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Thanh Liêm phấn khởi cho biết, đoàn Cà Mau tham gia 6 dự án tại cuộc thi KH-KT cấp quốc gia học sinh trung học năm học nay, có 3 dự án đoạt giải. Tất cả đều là những ý tưởng sáng tạo thể hiện sự đầu tư, suy nghĩ nghiêm túc của học sinh và sự chuẩn bị chu đáo, công phu, bài bản, sáng tạo của tập thể nhà trường. Hầu hết các dự án đều xuất phát từ sự quan sát cuộc sống, được các em vận dụng những kiến thức của các môn học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
“Ở lứa tuổi và điều kiện nghiên cứu của một tỉnh vùng sâu, vùng xa như Cà Mau, kết quả nghiên cứu của các dự án dự thi tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đáng khen ngợi các em có tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, thể hiện được tài năng và triển vọng trong sáng tạo KH-KT. Mong rằng các em hãy phát huy để có nhiều hơn nữa những sản phẩm có ích cho cuộc sống. Nhà trường cần khuyến khích học sinh và tạo mọi điều kiện để các em nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, từ đó hình thành năng lực học sinh. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực nhằm đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổ thông”, ông Lê Thanh Liêm kỳ vọng./.
Bài và ảnh: Băng Thanh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Giá gạo leo thang từng ngày
- ·Không có chuyện dừng cho học sinh đến trường vì COVID
- ·Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1.300 triệu USD
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Triển khai đồng bộ, sáng tạo công tác đối ngoại
- ·Tiến sĩ Từ Diệp Công Thành thôi làm Hiệu trưởng Trường đại học Bạc Liêu
- ·Nâng cao hiệu quả công tác phòng không nhân dân
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Phối hợp phòng ngừa tội phạm hiệu quả
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Trình tự và cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý
- ·Dâng hương tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Lê Thị Riêng
- ·Ngày làm việc thứ hai Hội nghị thứ 13 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Trao 2 tấn gạo cho bà con khó khăn xã Hòa Thành
- ·100% công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự âm tính với COVID
- ·Bắt đầu bữa tiệc năm mới đúng chất cùng Loa Kéo Nanomax GT
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·ĐÔNG ĐẢO DU KHÁCH XUẤT HÀNH ĐẦU NĂM GIÁP THÌN CÙNG VIETRAVEL