【bảng xếp hạng nữ】Năm 2022 phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 100% dự toán
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu,ămphânbổvàgiảingânvốnngânsáchnhànướcđạtdựtoábảng xếp hạng nữ giải trình trước khi Quốc hội biểu quyết. |
Năm 2021, phấn đấu phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 90% dự toán Quốc hội giao. Năm 2022, phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 100% dự toán Quốc hội giao.
Yêu cầu này được nêu tại nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, được Quốc hội thông qua sáng 13/11, trong phiên bế mạc với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Sớm ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội
Tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, với sự tham gia của Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Thống đốc Ngân hàngNhà nước đã trả lời nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tưcông và nhiều vấn đề quan trọng khác của nền kinh tế.
Sau chất vấn, Quốc hội yêu cầu, trong năm 2021, khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải có sự điều hành linh hoạt, hiệu quả, kết hợp giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng cả về tổng cung và tổng cầu, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu vực thực sự cấp bách và cần thiết, có khả năng hấp thụ vốn, theo lộ trình phù hợp trong giai đoạn 2022 - 2023.
Đồng thời, Quốc hội cũng yêu cầu xây dựng những chương trình quản lý rủi ro, đảm bảo cho việc huy động, phân bổ các nguồn lực được công khai, minh bạch, đúng mục đích, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, chống lợi ích nhóm, tiêu cực và tham nhũng trong quá trình phân bổ và sử dụng chính sách hỗ trợ này.
Vẫn trong lĩnh vực này, Nghị quyết nêu rõ, khẩn trương xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệpvà có các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ, phát triển hộ kinh doanh; xây dựng, ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; sớm ban hành Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công
Quốc hội cũng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu, có biện pháp quyết liệt trong việc chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, giải ngân kế toán và quyết toán vốn đầu tư.
Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất bố trí vốn sát với khả năng thực hiện, khả năng giải ngân; kịp thời điều chuyển vốn không có khả năng giải ngân và giải ngân chậm cho những dự áncó tỷ lệ đã giải ngân cao để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Năm 2021, phấn đấu phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 90% dự toán Quốc hội giao; năm 2022, phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 100% dự toán Quốc hội giao.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có ý kiến cho rằng, việc yêu cầu phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 90% dự toán Quốc hội giao là trái với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, việc quy định giao, phân bổ vốn đầu tư công theo Nghị quyết của Quốc hội là chỉ tiêu pháp lệnh, phải đảm bảo đúng kế hoạch được Quốc hội giao.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư luôn đạt mức thấp, không đảm bảo thực hiện theo kế hoạch được Quốc hội quyết định. Do đó, để góp phần đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2021 và trong năm 2022, đề nghị Quốc hội quy định chỉ tiêu phấn đấu trong Nghị quyết này để đẩy nhanh, khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh.
Bên cạnh vấn đề trên, nghị quyết còn nêu rõ, chậm nhất là 31/12/2022, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Trong tháng 12/2021, phê duyệt quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo cơ sở huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng, các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, tạo động lực phát triển kinh tế và liên kết vùng.
Nghị quyết cũng yêu cầu sớm trình Quốc hội xem xét quyết định Đề án thí điểm tách công tác giải phóng mặt bằng và dự án tái định cư ra khỏi các dự án đầu tư công. Kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Các dự án quan trọng quốc gia trước khi trình Quốc hội cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, theo đúng quy trình, bảo đảm khả thi, nhất là vấn đề huy động vốn và ý kiến của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ở các cấp, ngành, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án. Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, tham nhũng, lãng phí về đầu tư công.
Trong năm 2021, sửa đổi quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp, trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài nhằm tăng cường công tác vận động, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, đặc biệt chú trọng đối với các dự án có quy mô lớn về phát triển kinh tế - xã hội, các dự án kết nối hạ tầng có tính chất liên vùng, có tác động lan tỏa, các dự án về ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, các khoản hỗ trợ cho việc phòng, chống dịch COVID-19.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Sáng ngày 27
- ·Đừng chủ quan với sốt xuất huyết
- ·Trường Cao đẳng Luật miền Nam: Kỷ niệm ngày 20
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Tổ chức “Rung chuông vàng” tại 20 trường THPT
- ·227 học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
- ·Cách giúp Châu Thành A dẫn đầu Chiến dịch truyền thông dân số
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Chống dịch và chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Tìm giống lúa đặc trưng mang hiệu quả kinh tế cao của Hậu Giang
- ·Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
- ·Vận động bảo hiểm y tế trong học sinh: Nơi đạt, nơi chưa
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Phụ đạo đúng cách, học sinh tiến bộ
- ·Ngày thi tốt nghiệp đầu tiên: Trôi qua nhẹ nhàng…
- ·Chủ động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Số lượng không quá 25 thí sinh/phòng thi