【kết quả bóng đá arap xeut】Cần và có thể đẩy nhanh hoàn thiện thể chế
Nhiều thủ tục hành chính hiện nay còn chồng chéo,ầnvàcóthểđẩynhanhhoànthiệnthểchếkết quả bóng đá arap xeut mâu thuẫn, làm mất thời gian và chi phí của người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T |
1. Thực tiễn kinh tế- xã hội của Việt Nam đã cho thấy, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chủ trương và chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ cải cách thể chế và thực thi thể chế, thực sự hành động để tạo lập môi trường đầu tưvà kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ vậy, số doanh nghiệp mới thành lập hàng năm tăng nhanh, quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn. Đó là một trong những tiền đề để nước ta chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi sang nền kinh tế số, thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số và hội nhập thành công với thế giới.
Tuy vậy, có ba vấn đề cần lưu ý.
Thứ nhất, nước ta vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp từ năm 2011, nhưng đến nay, thu nhập của Việt Nam vẫn rất thấp. Theo số liệu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 là 2.551 USD, thấp hơn nhiều so với bình quân thế giới (11.355 USD), Singapore (64.041 USD), Malaysia (10.942), Thái Lan (7.187 USD)...
Thứ hai, số doanh nghiệp của nước ta còn quá ít so với nhiều nước trong ASEAN, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 khó thực hiện được, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, chưa có nhiều tập đoàn kinh tế có đẳng cấp khu vực. Theo Brand Financial, giá trị thương hiệu của Top 50 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam chỉ bằng 1/2 của Petronas (Malaysia).
Thứ ba, vẫn còn nhiều yếu tố trong môi trường đầu tư và kinh doanh chậm hoặc chưa được cải thiện, nên mặc dù năm 2019 đã nâng lên 10 bậc trong xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 6 trong ASEAN, còn xa mới đạt được mục tiêu của Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
2. Để khắc phục những khiếm khuyết đã được phát hiện từ xây dựng thể chế đến thực thi pháp luật, cuộc đấu tranh rất khó khăn trong việc giảm thiểu giấy phép con, trạng thái “trên nóng, dưới lạnh”, Chính phủ đã có nhiều chủ trương và giải pháp khá toàn diện.
Tuy vậy, thể chế kinh tế và thể chế chính trị nước ta vẫn chưa hoàn thiện, thiếu tính hệ thống, không nhất quán, thiếu minh bạch và ổn định, còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, làm doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, làm nhiều hồ sơ không cần thiết, trong khi cho cơ quan nhà nước lúng túng trong xử lý thủ tục hành chính, không dám chịu trách nhiệm, dồn lên cấp trên.
Tình trạng chậm trễ trong quá trình xây dựng pháp luật khá phổ biến. Mỗi năm, Quốc hội phải thông qua nhiều luật pháp tại hai kỳ họp. Sau khi có luật lại phải chờ nghị định, thông tư, nên gây ra khoảng trống luật pháp đối với nhiều hành vi kinh doanh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu thực hiện ở nước ta, với nhiều vấn đề mới nảy sinh mà chưa có pháp luật điều chỉnh, như xe công nghệ, fintech… Do đó, cần có cách tiếp cận thích hợp để không lấy luật pháp hiện hành điều chỉnh hành vi mới và không căn cứ vào luật pháp hiện hành để coi hành vi mới là vi phạm luật pháp, bởi cả hai cách xử lý đó đều cản trở đổi mới và sáng tạo.
Cách tiếp cận khoa học là “cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo” (Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư). Theo đó, khi chưa có luật thì Quốc hội ủy quyền Chính phủ ban hành nghị định để điều chỉnh các hành vi kinh doanh mới vừa du nhập vào nước ta; từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để xây dựng luật pháp.
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cần quy định cách tiếp cận mới để kịp thời xử lý các hành vi kinh doanh mới của nền kinh tế số, vừa để không xảy ra “khoảng trống pháp lý”, vừa tạo thuận lợi cho hành vi kinh doanh mới được thực hiện và phát triển.
Các biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI, được các nhà đầu tư nước ngoài coi là điều kiện tiên quyết khi lựa chọn Việt Nam để thực hiện dự ánđầu tư. Đây cũng là đòi hỏi của các nhà đầu tư trong nước, nhất là khi tham gia các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được quy định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, chính là cam kết về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với quyền lợi của nhà đầu tư.
Điều khoản về bảo đảm đầu tư khi có sự thay đổi của pháp luật đã được quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư (2014). Tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng lại ở sự thay đổi văn bản pháp luật về ưu đãi đầu tư; trong khi nhà đầu tư đòi hỏi nhiều hơn thế, bao gồm bảo đảm quyền sở hữu tài sản, bảo đảm chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, bảo đảm đầu tư đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tình trạng lạm dụng “giấy phép con” khá phổ biến, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp, mặc dù đã được Chính phủ chỉ đạo rốt ráo, nhưng chưa có chuyển biến tích cực.
Đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) chuyển từ Danh mục Kinh doanh có điều kiệnsang Danh mục Cấm kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cách tiếp cận theo hướng “những gì Nhà nước không quản lý được thì cấm”, bởi việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ không phải là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi bạo lực, tội phạm.
Trên đây là một số vấn đề nổi lên có liên quan đến thể chế kinh tế thị trường cần được giải quyết.
3. Năm 2020, nước ta chuẩn bị kết thúc thắng lợi chiến lược phát triển 2011- 2020 và xây dựng chiến lược 2021- 2030, đang đứng trước thời cơ lớn, nhưng cũng phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư công, du lịch, dịch vụ, chuyển đổi số với hàng loạt vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi phải hình thành khung khổ pháp lý để điều chỉnh, mà với cách làm hiện nay thì khó mà đáp ứng được.
Do đó, để thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ là “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật”, cần cải cách phương thức xây dựng luật pháp để rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng của thể chế; lấy năm 2020 là năm tạo đột phá trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Quy trình xây dựng luật pháp nước ta hiện nay được bắt đầu từ các bộ, đưa vào danh mục luật pháp được trình Quốc hội hàng năm, từ đó, các bộ tổ chức soạn thảo dự án luật, thông qua hội thảo, góp ý trực tuyến cho đến khi cảm thấy đạt yêu cầu thì trình Chính phủ. Các thành viên Chính phủ góp ý bổ sung để hoàn chỉnh. Chính phủ trình Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Thời gian từ khi có dự thảo luật đến khi Quốc hội thông qua ít nhất là 3 năm, chưa kể thời gian chờ nghị định và thông tư.
Kiến nghị Chính phủ và Quốc hội thay đổi cơ bản phương thức xây dựng luật pháp theo hướng:
Thứ nhất, các bộ, ủy ban của Quốc hội huy động chuyên gia kinh tế, công nghệ, pháp luật đang công tác tại các bộ, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, kể cả hàng ngàn chuyên gia đã nghỉ hưu có hoài bão và trí tuệ tham gia xây dựng thể chế.
Thứ hai, chia ra 3 công đoạn trong xây dựng luật pháp:
Một là, dự thảo luật và văn bản luật do một bộ chủ trì với sự tham gia ngay từ đầu của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia công nghệ, chuyên gia luật pháp. Khi có dự thảo thì tổ chức tham vấn thông qua hội thảo, hội nghị hẹp, góp ý trực tuyến để hoàn chỉnh.
Hai là, trình Chính phủ thông qua theo hướng nêu rõ những vấn đề đã nhất trí, một vài vấn đề còn có ý kiến khác nhau cần được các thành viên Chính phủ thảo luận và lựa chọn.
Ba là, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo luật kèm theo bản giải trình chủ yếu nêu một số vấn đề để Quốc hội có ý kiến. Các ủy ban của Quốc hội nếu thấy quá trình xây dựng luật và dự thảo luật đã có chất lượng thì làm Báo cáo phản biện, nếu thấy cần thiết thì mời một số chuyên gia tham gia ý kiến vào Báo cáo phản biện, không nên tổ chức hội thảo. Các đại biểu Quốc hội tập trung bàn thảo một số vấn đề mà Chính phủ nêu trong bản giải trình.
Để tại hai kỳ họp năm 2020, Quốc hội có thể thông qua được nhiều luật, cần sử dụng mạng thông tin của Quốc hội gửi đến từng đại biểu các dự thảo luật và các văn kiện kèm theo để nghiên cứu gửi ý kiến về các ủy ban của Quốc hội, tại các kỳ họp chỉ thảo luận một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết, nhằm rút ngắn thời gian họp.
Đối với những vấn đề mới nảy sinh khi chuyển đổi sang nền kinh tế số, tham gia cách mạng 4.0 mới xuất hiện ở nước ta như xe công nghệ, fintech…, thì Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế thí điểm, sau một thời gian sẽ xây dựng luật pháp điều chỉnh, theo Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là “Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm”.
Đây là vấn đề hệ trọng, vừa giải quyết được tình trạng tồn đọng luật pháp, vừa tận dụng được tài sản trí tuệ của đội ngũ chuyên gia khá đông đảo và có nhiều người tài, tâm huyết để xây dựng thể chế.
Đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức nghiên cứu Đề án “Cải cách phương thức xây dựng thể chế” để trình Thủ tướng và Chính phủ nhằm khắc phục có kết quả nhược điểm cố hữu này.
Trên cơ sở đó, các bộ trình Chính phủ các luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong năm 2020 để đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Mỗi bộ được giao nhiệm vụ xây dựng và tham gia một số dự thảo luật, huy động chuyên gia của bộ, của tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội, nghề nghiệp để thực hiện. Nếu huy động được lực lượng cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao như vậy, thì có thể tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng thể chế kinh tế và thể chế chính trị của nước ta trong năm 2020.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Khởi tố vụ án liên quan đến 7 người chạy thận tử vong
- ·Thiếu niên giết bạn gái, bỏ xác trong thùng xốp ở chung cư truy tố
- ·Ông trùm Minh 'Sâm' bị tăng hình phạt lên 36 tháng tù
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Di lý nghi can nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng ra Hà Nội
- ·Bắt giữ ông Trầm Bê
- ·Bắt nghi phạm vụ nổ súng trên phố Hà Nội
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Truy tố 'kiều nữ' lừa 353 tỷ đồng của ngân hàng
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Hãng xe máy ‘được lòng’ người trẻ yêu sự khác biệt, nổi bật
- ·Thi thể người đàn ông gục trên đồi chè với nhiều vết đâm
- ·Thái Bình: Nghịch tử dùng thanh gỗ đánh chết ông nội
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·10 thanh niên tấn công cảnh sát, giải cứu bạn
- ·Bố đâm gục bạn trai của con gái vì chứng kiến 'cảnh nóng'
- ·Casino trong nghĩa trang của ông trùm giang hồ Sài Gòn
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Nữ sinh lớp 11 bị bắn chết tại nhà: Nghi vấn từ chuyện tình cảm