【kqbdanha】Đau đầu nợ thuế
Ngay từ những ngày đầu năm,Đauđầunợthuếkqbdanha trong bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn do giá dầu giảm mạnh, người đứng đầu ngành Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan rốt ráo thu hồi nợ đọng thuế. Thông thường, vào khoảng từ giữa đến cuối năm, việc thu hồi nợ đọng thuế mới được cơ quan thu đốc thúc triển khai.
Nếu phân tích kỹ hơn, trong tổng số hơn 74.000 tỷ đồng tiền nợ thuế, vẫn có những khoản khó khả năng thu hồi. Về mặt nghiệp vụ, cơ quan Thuế luôn phân loại nợ: Nợ có khả năng thu, nợ khó có khả năng thu và nợ chờ xử lý để từ đó có giải pháp phù hợp.
Ví như số nợ thuế của DN giải thể, đóng cửa, ngừng hoạt động; hay DN có người đại diện theo pháp luật đã chết, mất tích hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú là khó có khả năng thu hồi. Ngay cả trường hợp số tiền nợ có khả năng thu, cơ quan quản lý cũng phải hết sức quyết liệt và sử dụng hiệu quả các biện pháp cưỡng chế mới thực hiện được. Đó là chưa kể số tiền chậm nộp và phạt chậm nộp cũng được tính vào nợ thuế. Số tiền này cũng khó thu hồi bởi nợ gốc, DN còn trả khó khăn thì nói gì đến tiền phạt chậm nộp.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí từng chia sẻ với báo chí về vấn đề này. Ông đã dùng các từ "thận trọng", "vạn bất đắc dĩ" để chỉ biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người nợ thuế. Bởi vì, biện pháp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN. Thế nên, cơ quan Thuế không thể tùy tiện áp dụng.
Để thu hồi hiệu quả nợ thuế về ngân sách, được biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, chỉ đạo cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp kiên quyết thu nợ thuế góp phần giảm số tiền thuế nợ, tăng thu cho NSNN. Theo đó, không thể không kể đến vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đó giảm dần số tiền nợ đọng thuế. Ngoài ra, việc công khai thông tin người nợ thuế; tăng cường thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật là hết sức cần thiết.
Đứng trên góc độ của cơ quan thu, việc hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu mới là biện pháp bền vững, lâu dài, góp phần tăng thu cho ngân sách. Thế nên, các biện pháp mạnh tay như cưỡng chế các DN trây ỳ nộp thuế, hay cưỡng chế tài khoản ngân hàng... cũng là việc làm "cực chẳng đã".
(责任编辑:World Cup)
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Doanh nghiệp nhỏ và vừa cam kết đồng hành cùng Chính phủ
- ·Tiền đề xây dựng chợ nông sản
- ·Rau má khan hàng, giá tăng cao
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Điểm sáng kinh tế
- ·Phun tiêu độc khử trùng trên 6,1 triệu m2
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40 tỷ USD trong tầm tay
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Phát triển mô hình kinh tế hiệu quả
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới
- ·Đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình
- ·Thị xã Long Mỹ: Vận động doanh nghiệp nộp nợ thuế
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Thị xã Long Mỹ: Tập trung thu hồi nợ thuế
- ·Xuất khẩu cá tra sẽ cán đích “2 tỉ USD”
- ·Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Mưa dầm ảnh hưởng đến sản xuất