【soi kèo cancun fc】Nhớ chiến khu xưa
(CMO) Về hưu, mặc dù bề bộn với cuộc sống, song ông Ba Nhơn rất sẵn sàng khi Đảng, chính quyền địa phương cần đến và tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao.
Đã lâu lắm rồi, mỗi năm, vào mùa khô đến độ cây rừng đổ lá, ông Ba Nhơn thường có chuyến đi xa, trở về vùng căn cứ kháng chiến… Khi lên miền Đông đất đỏ, lúc thì vào Bến Dược (Địa đạo Củ Chi). Tuổi cao hay tìm lại kỷ niệm cũ, những lần đi như vậy đã giúp ông Nhơn như sống lại với năm tháng hào hùng, trên chiến trường rừng núi.
Ông La Thành Nhơn, năm nay ngoài tuổi 90, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vẫn công tác cựu chiến binh và lãnh đạo Hội Người cao tuổi thành phố. Sinh ra và lớn lên trên đất Sài Gòn, ông sớm tham gia kháng chiến đánh Pháp. Hiệp định Geneve ký kết năm 1954, ông được phân công ở lại miền Nam chiến đấu rồi theo nguồn bổ sung cán bộ lên chiến trường Tây Bắc, vừa xây dựng căn cứ, vừa tự túc chuẩn bị thực lực cho giải phóng miền Nam. Đơn vị của ông mỗi người nhận khai thác 1 ha rừng tạp để làm nông nghiệp. Trồng lúa cất giữ vào kho, bộ đội chỉ ăn bắp, khoai và săn bắn. Sống giữa rừng thiêng nước độc, nam rụng tóc, nữ mất kinh, viên thuốc phải chia nhau… Ai đến đó mới hiểu được cuộc sống, chiến đấu ở đất miền Đông gian khổ và dũng cảm.
Năm 1971, ông Nhơn được bổ sung vào Trung đoàn 1-Q-761, chiến đấu bị thương nặng đưa ra Bắc điều trị. Năm 1974, trở vô Nam vào Công trường 9 đánh Bình Giã - Võ Su - Đồng Xoài, rồi tham gia giải phóng Sài Gòn.
Về hưu, ông Nhơn vẫn giữ nguyên chiếc mũ có đính sao, với quân phục mùa đông cùng những huân chương chiến công sáng ngời kỷ niệm. Ông tự nhủ, mình gìn giữ phẩm chất bộ đội Cụ Hồ hy vọng góp phần giáo dục tốt truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ, hay làm việc gì đó đóng góp với xã, phường xây dựng quê hương trong thời kỳ đất nước đổi mới. Những lúc rảnh việc, ông lên rừng Sác hay vào Địa đạo Củ Chi, cách nhà gần 100 km. Giữ thông lệ, hàng năm, vào mùa khô lá đổ, ông thường đưa cả vợ, con đến thăm các khu di tích, đường hầm địa đạo dài 225 km, vào Đền Bến Dược xem chiếu bia ghi danh hơn 80 ngàn liệt sĩ qua 2 cuộc kháng chiến.
Đoàn cựu chiến binh TP. Cà Mau tham quan Địa đạo Củ Chi năm 1998. |
Xem chứng tích Chiến khu Đ đất thép, "giặc vào đây, giặc phải bỏ thây". Rồi ông mắc võng lên cây, nằm nghe mùi ẩm mốc của lá rừng, như gọi về quá khứ! Ông nhớ đến người cán bộ người Kinh được Đảng cử ở lại miền Nam chỉ làm nhiệm vụ là giữ kho muối bên bờ sông, gắn bó với đồng bào dân tộc, lấy vợ, sinh con và được đồng bào cử làm già làng. Ông già làng đã dạy cho người dân Tây Nguyên sống đoàn kết, phụ nữ khi sinh con không còn ra rừng mà được chăm sóc, người chết không phải chia của mang theo, không chăn nuôi gia súc dưới sàn nhà ở… Già làng đã đưa cuộc sống văn minh đến với đồng bào Lý Lịch (tên dân tộc).
Và ông nhớ, cũng vào mùa khô năm 1964, chuyện đứa cháu gái ở Cà Mau đi tìm cha bên suối Đỗ Lệ. Hiệp định Geneve ký kết, người phụ nữ quê xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời) đang mang thai, chị tiễn chồng đi tập kết trên chuyến tàu Sông Đốc. Ở lại, chị tham gia hoạt động cách mạng và nuôi con khôn lớn. Đứa con gái mới 16 tuổi nhất quyết theo đoàn thanh niên xung phong đi tìm cha. Biết không thể giữ được con, chị trao bức ảnh chụp với chồng trong ngày cưới. Mấy ngày dừng quân bên suối Đỗ Lệ, đứa cháu gái quanh quẩn theo đoàn cán bộ từ Bắc vào, hết nhìn người rồi nhìn ảnh. Nhớ lời mẹ dặn, cha có mụt ruồi đen bên vai phải nên các ông đi tắm cháu cũng đi theo. Rồi đến bên đầu võng một người đàn ông, cháu bạo miệng hỏi phải cha không... Tuy bất ngờ nhưng người đàn ông bình tĩnh, gạn hỏi và nhận bức ảnh cũ. Cha - con mừng nhau trong nước mắt. Cả đoàn thanh niên xung phong với đoàn cán bộ cùng tổ chức buổi liên hoan cho cha con sum họp…
Sau 3 ngày được bên con, người cha theo đoàn về R (Trung ương Cục miền Nam). Đoàn thanh niên xung phong tiếp tục chuyển hàng ra phía trước, đụng giặc phục kích, đứa con gái ấy cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm… rồi hy sinh.
Ông Ba Nhơn nhớ đến cô y tá ở Bệnh viện K-76 (Đoàn 84), hy sinh đứa con đầu của mình mới vừa 5 tháng tuổi để cứu mạng hơn 30 thương binh đang sơ tán. Vào mùa khô năm 1971, cả sư đoàn bộ binh của giặc càn quét đánh vào căn cứ. Khi bọn chúng đến gần, cách nhau con suối nhỏ… Cô y tá nén lòng ôm chặt đứa con rồi ép mũi nó vào lồng ngực, đứa bé tắt thở.
Ông vừa thuật chuyện, vừa lấy khăn lau nước mắt mấy lần… Những tấm gương cao cả trong chiến tranh ác liệt vẫn in đậm trong tim người lính. Nước mắt còn đang chảy thì ông Ba Nhơn vội bật cười vì nhớ đến chuyện con khỉ đột làm thầy pháp. Khu rẫy tự túc của đơn vị ngày đêm phải canh giữ thú rừng vào cắn phá, có lũ khỉ tinh khôn không sợ người. Một hôm anh em đánh bẫy bắt được khỉ to, cả đàn khỉ cứ quanh quẩn không chịu đi. Có ý kiến nhốt "hắn" để liên hoan, còn nhiều người bảo hãy tha cho nó về với đàn. Thế là khỉ đột được phóng thích, nhưng với điều kiện phải cạo hết lông trên đầu, dùng sơn màu vẽ mặt mũi, vải vàng - đỏ may áo quần cho khỉ trông kỳ dị giống như... thầy pháp! Thoát chết, khỉ đột chạy nhanh theo đàn. Lũ khỉ kia thấy con vật lạ đáng sợ đang rượt đuổi, chúng kéo nhau chạy mãi vào rừng sâu, hoa màu trên rẫy bắp bị bọn khỉ quần nhau tan nát, suốt mấy mùa rẫy sau, đàn khỉ vắng bóng.
Đang trong câu chuyện… buồn vui, ông Ba Nhơn nhỏ giọng! Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt trên đất nước ta, có biết bao tấm gương dũng cảm hy sinh cao quý, họ sẵn sàng chết cho Tổ quốc để đổi lấy độc lập, tự do./.
Nguyễn Hiệp
(责任编辑:World Cup)
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Cử nhân bằng giỏi Thu Uyên đăng quang Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023
- ·Ngủ gật trong lúc lái xe, Hoa hậu Venezuela qua đời ở tuổi 26
- ·Chính phủ Indonesia yêu cầu không cử thí sinh thi Miss Universe 2023
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Hoa hậu Đoàn Thiên Ân khoe vẻ đẹp rực rỡ trong ngày cuối đương nhiệm
- ·Hoa hậu Ý Nhi kể tên 3 người nổi tiếng quê Bình Định: 'Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung'
- ·Hoa hậu Đền Hùng khoe mẹ ruột U80 vẫn trẻ trung, sành điệu, từng là hoa khôi Nhạc viện
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Biệt danh, học lực của tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Ý Nhi
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Đại diện Hoa hậu Ý Nhi phủ nhận tin đồn gia đình trả vương miện
- ·Những người đẹp Việt từng tuyên bố trả lại vương miện Hoa hậu
- ·Thuỳ Tiên gợi cảm, Đỗ Thị Hà 'đọ sắc' Hoa hậu Thế giới 2022
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Hoa hậu Ý Nhi phát ngôn gây tranh cãi, bạn trai nói gì?
- ·Chi tiết phần trả lời ứng xử giúp Ý Nhi đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023
- ·Hoa hậu Ý Nhi khóc nức nở, xin lỗi về những phát ngôn gây tranh cãi
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Top 40 thí sinh Miss World Vietnam khoe sắc trong tà áo dài trước đêm chung kết