【nhận định kèo brentford】Đồng hành cùng người lao động
(CMO) Mấy ngày này, quan sát các cửa hàng ngưng hoạt động, công nhân thì giảm giờ làm, sẵn có dãy nhà trọ đang cho thuê, vợ chồng anh Lê Quốc Khải, Phường 5, TP Cà Mau bàn nhau hỗ trợ người thuê trọ bằng cách giảm tiền thuê tháng và tặng các vật dụng cần thiết để chống dịch.
“Bản thân tôi cũng từng ở trọ nên rất thông cảm. Giờ kinh tế đình trệ, việc làm khó khăn, chưa kể đến phí sinh hoạt, riêng tiền thuê trọ đã là gánh nặng cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, thu nhập thấp”, anh Khải bộc bạch.
Thảo thơm tấm lòng chủ nhà trọ
Nghĩ là làm, đối với các phòng trọ mới hay cũ, anh đều áp dụng giảm đồng loạt từ giá 1,3 triệu đồng xuống còn 900.000 đồng/tháng, kèm theo đó là tặng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cho người thuê.
Bếp ăn Online Trường Mầm non Hoàng Oanh tạo nguồn thu cho các giáo viên trong lúc trường ngưng hoạt động chuyên môn. |
Đáng quý hơn là anh còn vận động các bạn bè có kinh doanh nhà trọ hỗ trợ người lao động. Anh Khải phân tích: “Mình giảm tiền thuê trọ là mong muốn chia sẻ gánh nặng với người thuê, chứ không phải là ngay thời buổi dịch bệnh nhiều người về quê, hay bỏ việc nhà trọ ế, trống mà mình giảm. Phải đặt mình trong hoàn cảnh của người thuê để giúp đỡ, hỗ trợ họ một phần vì dịch bệnh này là điều không ai mong muốn”.
Chị Dương Hồng Cẩm, vợ anh Khải, chia sẻ: “Tuỳ từng phòng, người thuê mà mình hỗ trợ, chẳng hạn đối với học sinh, sinh viên, nếu mùa dịch này không ở thì tôi sẽ không lấy tiền thuê tháng đó, còn nếu ở thì chỉ thu một nửa tiền phòng so với trước”.
Chị Trần Thuỳ Ngân, quê xã Khánh An, huyện U Minh, người thuê trọ vui vẻ: “Mấy đêm trước anh chị đến tận phòng tặng nào là khẩu trang (30 cái) rồi nước sát khuẩn, căn dặn đi ra ngoài nhớ che chắn cho kỹ. Bên cạnh đó giảm tiền phòng xuống còn 900.000 đồng, nghe mà mừng hết sức. Giờ cái gì cũng hiếm, đắt đỏ, đỡ được đồng nào hay đồng đó”.
Bên cạnh động viên, chia sẻ gánh nặng cho người thuê vào thời kỳ khó khăn chung, điều mà chị Ngân cảm động nhất là câu nói của anh Khải trước khi ra về: “Giờ dịch quá, em cứ yên tâm ở đây, tiền thuê có thì đưa, kẹt thì cứ để đó, nào có hẵn trả, anh không gấp”.
Cũng như anh Khải, dãy nhà trọ 15 phòng của chị Nguyễn Thu Hà, tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau cũng đồng loạt giảm 500.000 đồng/phòng, áp dụng từ đầu tháng 2 đến nay.
Chị Hà cho biết: “Đa phần người thuê trọ đều là công nhân làm việc tại Công ty Minh Phú, gần đây không có đơn hàng nên phần lương lãnh về giảm so với trước rất nhiều, kinh tế rơi vào khó khăn”.
Mong muốn người thuê yên tâm về chuyện tiền thuê trọ, sẵn sàng hỗ trợ trong giai đoạn dịch bệnh, chị Hà quả quyết: “Nếu tình hình dịch căng thẳng hơn nữa, tôi dự định sẽ tiếp tục giảm, hỗ trợ người thuê đến cùng”.
Đồng hành cùng người lao động
Để tránh dịch Covid-19, nhiều dịch vụ kinh doanh quán ăn, giải khát, vui chơi đồng loạt đóng cửa, hoặc có duy trì cũng buôn bán cầm chừng để trả tiền mặt bằng. Thế nhưng, trong tình cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều cơ sở vẫn quyết tâm giữ nguyên nhân viên, tìm mọi cách để cầm cự, an toàn trong mùa dịch.
Chủ quán Zero One Coffee & Bakery, Phường 5, TP Cà Mau Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ: “Cả 2 chi nhánh tổng cộng có 18 nhân viên, quán mấy ngày nay hoạt động chậm, nhưng không vì thế mà mình sa thải hay cho nhân viên nghỉ việc. Họ đã gắn bó với mình, dù thế nào cũng không thể bỏ họ ngay lúc này được”.
Để tiết kiệm chi phí, cũng như tìm cách xoay xở kinh tế trong mùa dịch, thay vì cắt giảm lượng nhân viên thì anh chủ trương giảm giờ làm, mặc dù đồng lương không được như trước, nhưng chí ít người lao động vẫn còn việc làm, có thu nhập trang trải cuộc sống.
Theo đó, mỗi ngày thay vì 5 giờ 30 phút quán mở phục vụ thì nay lùi lại thành 8 giờ và đóng cửa sớm hơn 2 tiếng, tức từ 22 giờ thành 20 giờ. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý, vì nếu có mở sớm, hay duy trì mở thêm giờ thì quán vẫn vắng, đa phần quán hoạt động chủ yếu theo kiểu mua mang về hoặc giao hàng tận nơi.
Trong khi các điểm trường khác tạm thời ngưng hoạt động, Trường Mầm non Hoàng Oanh, Phường 5, TP Cà Mau vẫn duy trì nhưng theo một cách khác. Thay vì làm cô giáo giữ trẻ như mọi ngày thì nay cả đội ngũ cùng xắn tay vào bếp, xây dựng bếp ăn bán Online giao tận nơi từ sáng tới chiều. Cũng nhờ ý tưởng này mà nhiều giáo viên đang làm việc tại trường có thể giữ vững mức lương, bên cạnh đó còn có thêm nguồn thu nhập khác từ việc bán thức ăn.
Chị Lâm Như Ý, giáo viên Trường Mầm non Hoàng Oanh, chia sẻ: “Đây là công việc đầu tiên của tôi sau khi ra trường. Ban đầu tôi rất lo lắng về kinh tế, nhưng nay thì hoàn toàn khác, dốc lòng cùng đồng nghiệp nỗ lực vì công việc chung. Tôi nghĩ đây là môi trường mà tôi sẽ gắn bó lâu dài, vì không chỉ hỗ trợ về vật chất mà còn động viên cả tinh thần”.
Chị Trần Thị Vân, người lập Trường Mầm non Hoàng Oanh, chia sẻ: “May mắn là khi triển khai dịch vụ được bạn bè, phụ huynh các bé ủng hộ rất nhiệt tình. Tôi nghĩ rất đơn giản, khi khó khăn thì mình cùng nhau vượt qua. Có thể trong thời điểm này mình thất thu nhưng khi trường hoạt động trở lại mình sẽ nhận quả ngọt chính từ những người đã cùng mình đồng hành, san sẻ. Chính lúc này, tình người là điều cần hơn cả”./.
Nhi Nhi
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Công an tỉnh phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ
- ·Về Phụng Hiệp nghe “Giai điệu Tự hào”
- ·Các đế chế ngôn từ
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Từ ca sĩ đến đạo diễn: “trăm tỉ”
- ·Tạo khí thế đón xuân mới
- ·Đại Nam thực lục
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Báo Hậu Giang điểm tin sáng: Mức chi hỗ trợ người dân dịp tết này tăng 10
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Sách hay về “Một nửa yêu thương”
- ·Nhà truyền thống đứng vững sau động đất ở dãy Himalaya
- ·Các thành phần dân tộc vùng đất Vị Thanh
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·“Cầu thang không có chín bậc”
- ·Cảm xúc cùng “Dấu ấn Việt”
- ·Hội thi tìm hiểu kiến thức gia đình và an toàn giao thông
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Chính sách mới hỗ trợ đờn ca tài tử của huyện Phụng Hiệp