【ltd bd c1】Truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho Cố Nhà thơ Hoàng Trần Cương
Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh,ặngGiảithưởngNhànướcchoCốNhàthơHoàngTrầnCươltd bd c1 Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022 được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì với sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Phát biểu tại Lễ trao tặng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, trân trọng, khuyến khích, biểu dương và tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
"Trong buổi lễ trang trọng này, chúng ta dành tình cảm sâu sắc để tri ân văn nghệ sĩ đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp cách mạng, cùng nhau vinh danh văn nghệ sĩ bằng tài năng sáng tạo và sức lao động bền bỉ đã làm ra các tác phẩm, cụm tác phẩm có giá trị đặc biệt xuất sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ và nhận thức của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng trao bằng truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho đại diện gia đình Cố Nhà thơ Hoàng Trần Cương |
Báo cáo về quá trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao. Trải qua 3 cấp của Hội đồng đã có 27 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 144 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.
Nhà thơ Hoàng Trần Cương sinh năm 1948 ở Nghệ An, thuộc dòng dõi họ Mạc, hậu duệ đời thứ 29 của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, nhưng sinh sống tại Hà Nội từ nhỏ. Ông được giải A về văn xuôi đề tài lực lượng vũ trang (1970-1972) của Tạp chí Văn nghệ quân đội với ký sự Hạnh phúc hôm nay; Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ (1989-1990) và giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng (1994-1999), giải thưởng Hồ Xuân Hương (5 năm một lần) của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh cho trường ca Trầm tích. Ông mất năm 2020, hưởng thọ 73 tuổi. |
Ngày 17/10/2022, Chủ tịch nước đã ký các quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật cho các tác giả, đồng tác giả; cụ thể có 16 tác giả, cố tác giả có các tác phẩm, cụm tác phẩm được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật; có 112 tác giả, cố tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.
Đặc biệt, trong đó, Cố Nhà thơ Hoàng Trần Cương - Cố Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tác phẩm Trường ca: Trầm Tích.
Ra mắt từ năm 1989, ba chương của Trầm tích cùng chùm thơ ngắn đã thuyết phục được cả những độc giả lẫn các nhà thơ khó tính nhất, đoạt ngay vòng nguyệt quế văn chương: giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam (1989 - 1990). Từ đó cho đến năm 2002, trường ca này liên tục được trao thêm nhiều giải nữa, trong đó, đáng kể là giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000.
Giải thưởng danh giá cho Trầm tích - bản trường ca về cuộc sống, bài ca về số phận con người mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. |
Được biết, liên tục suốt hơn 10 năm, Trầm tích đã được dư luận quan tâm và đánh giá cao. Những bài viết về tập trường ca nói riêng và tác giả Hoàng Trần Cương nói chung in trên nhiều báo, tạp chí Trung ương và địa phương nối nhau không dứt. Tính cho đến thời điểm này, đã có hơn 50 bài viết của các tác giả là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu...viết về Trầm tích.
Hoàng Trần Cương là một nhà thơ đậm đặc khí chất dấn thân bạo liệt và trữ tình của một người trai Nghệ, yêu quê như keo dính, yêu người đến quên mình. |
Đơn cử, nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá, là một người con của dải đất miền Trung, thơ của Hoàng Trần Cương như người, rất bộc trực khỏe khoắn, vạm vỡ. Ông cũng có thế mạnh là các bài thơ về quê hương miền Trung, trong đó đáng chú ý nhất là trường ca Trầm tích.
Còn theo nhà văn Thiên Sơn, Hoàng Trần Cương là tài năng thơ với những vần thơ xù xì, gai góc, đậm chất Nghệ trong từng câu chữ nhưng lại không ồn ào trên thi đàn mà đi thẳng vào lòng người đọc. Không theo đuổi con đường cách tân thi ca, thơ Hoàng Trần Cương sâu thẳm vào cá tính của xứ sở "chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/ không ai gieo mọc trắng mặt người". Trong đó, "chỉ với bài thơ Miền Trung, ông đã để lại dáng hình không phai lẫn trong lịch sử văn chương đương đại".
"Đó là những câu thơ gai góc, xù xì mà ẩn chứa bao tâm trạng, có lúc như thô ráp nhưng thần thái và dụng công tựa có bàn tay điêu khắc", nhà văn Thiên Sơn ngợi ca những câu chữ trong chương Miền Trung của trường ca Trầm tích được những người con xứ sở "thắt đáy lưng ong cho tình người đọng mật" đặc biệt thấm thía, yêu thích.
Các hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 3 cấp của Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước. Ở lần xét tặng này, tác giả chỉ phải nộp một bộ hồ sơ duy nhất đến Hội đồng cấp cơ sở là điều kiện để xem xét trong suốt quá trình xét tặng tại Hội đồng 3 cấp thay vì phải nộp cả 3 cấp như trước đây. Đó là điểm mới trong xét tặng, giảm thiểu sự phiền hà, tiết kiệm cho tác giả khi phải làm hồ sơ, bảo đảm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tiếp xúc cử tri Hớn Quản
- ·Nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các chỉ tiêu phát triển năm 2022
- ·Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Hội LHPN Tp.Thủ Dầu Một: Nhân ái, nghĩa tình
- ·Hiệu quả trong công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm
- ·Thành lập mô hình “Cụm trường học an toàn phòng cháy và chữa cháy”
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·TX.Tân Uyên: Tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật đến người lao động
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Tổ đại biểu số 2 và số 7 HĐND tỉnh thảo luận các nội dung trước kỳ họp giữa năm 2024
- ·Công an huyện Bắc Tân Uyên: Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm
- ·Phường Đông Hòa (TP.Dĩ An): Hiệu quả từ chuyển hóa địa bàn trọng điểm
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Thu ngân sách vượt kế hoạch năm
- ·Học sinh yên tâm trở lại trường lớp
- ·Lan tỏa phong trào thi đua 'Dân vận khéo'
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Đại hội thi đua 'Cựu chiến binh gương mẫu' thị xã Bình Long