【kèo thổ nhĩ kỳ】Quản lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp có gì mới?
Nới điều kiện xác định giá trị tài sản
Theo quy định trước đây, chỉ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp mới được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
Các đơn vị sự nghiệp công lập khác muốn được xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Tự bảo đảm trên 10% kinh phí hoạt động thường xuyên; có đề án sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, được Bộ, cơ quan trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản đối với đơn vị tự chủ tài chính.
Trường hợp được Nhà nước cho phép hoặc yêu cầu tính đủ chi phí, bao gồm cả khấu hao tài sản cố định vào giá thành sản phẩm dịch vụ, hàng hoá thì đơn vị phải đảm bảo tự bù đắp đủ các chi phí; Nhà nước không tăng thêm kinh phí, trừ các trường hợp nhà nước giao thêm nhiệm vụ hoặc bổ sung một phần cho tiền lương tăng thêm theo chế độ của Nhà nước.
Theo quy định mới, Chính phủ đã cho phép tất cả các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đều đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp mà không cần thêm các điều kiện như quy định trước đây.
Việc xác định loại hình đơn vị căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và phương án tự chủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt áp dụng tại thời điểm có văn bản xác nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trường hợp tài sản của đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có khả năng sử dụng vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị này cũng có thể được cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị TSNN để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
Thực hiện theo quy trình mới
Điểm mới đáng chú ý thứ hai là về nguyên tắc xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
Trước đây, khi xác định giá trị tài sản để giao vốn là quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Nếu giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm tính giá đất vào giá trị tài sản đơn vị chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì phải xác định lại cho phù hợp.
Đến nay, với quy định mới, giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất của địa phương và hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá trị; giá trị tài sản khác được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán. Nếu tài sản chưa được theo dõi trên sổ sách kế toán hoặc đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì thành lập Hội đồng xác định lại giá trị tài sản.
Về quy trình, việc giao TSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính từ nay sẽ được thực hiện theo 5 bước và có quy định cụ thể thời hạn thực hiện đối với tất cả các bước công việc.
Bước thứ nhất là công nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp (chậm nhất đến ngày 20-5-2016 các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh phải hoàn thành việc rà soát toàn bộ các đơn vị hiện có thuộc phạm vi quản lý).
Bước 2 là kiểm kê, phân loại tài sản; bước 3 là xác định giá trị tài sản. Hai bước này được thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền tại bước 1.
Bước 4 là quyết định giao tài sản (trong thời hạn 15 ngày kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ của đơn vị). Bước cuối cùng là tổ chức giao tài sản (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tại bước 4).
Việc khấu hao tài sản cố định tại các quy định cũ yêu cầu toàn bộ tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được trích khấu hao theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, tại Nghị định số 04, các đơn vị tự chủ tài chính có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.
Các đơn vị tự chủ tài chính còn lại phải trích khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê.
Một điểm mới nữa là việc kê khai, báo cáo và đăng nhập thông tin về TSNN sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN được quy định cụ thể tại Thông tư số 23.
Việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được cấp có thẩm quyền cho phép; không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; sử dụng đúng công năng của tài sản khi đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước; tận dụng tài sản nhà nước trong thời gian nhàn rỗi.
Việc sử dụng tài sản vào các mục đích nói trên cũng phải được thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua xác định giá cho thuê tài sản nhà nước phù hợp với giá cho thuê tài sản cùng loại trên thị trường; xác định giá trị tài sản khi liên doanh, liên kết phải phù hợp với giá trị thực tế của tài sản trên thị trường; được trích khấu hao.
Tiền thu được từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản nhà nước, đơn vị phải hạch toán riêng và sử dụng để thanh toán các chi phí có liên quan; nộp tiền thuê đất, thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; hoàn trả vốn huy động bao gồm cả lãi huy động vốn (trong trường hợp tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn huy động), số tiền còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Nghị định số 04 của Chính phủ đã có hiệu lực từ 20-2-2016 và Thông tư số 23 của Bộ Tài chính sẽ có hiệu lực vào ngày 1-4-2016 tới đây.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·NA’s second session in October
- ·ASEAN aims for East Sea code
- ·National Election Council holds unusual session
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Vietnam News Agency refutes China’s coverage of East Sea issue
- ·Japan–Mekong foreign ministers gather in Laos
- ·Quảng Ninh to curb coal transport
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·US’s religious report cites wrong information about Việt Nam: spokesman
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·14th NA opens first session with key targets
- ·PM hopes Hong Kong will build ties with Vietnam’s localities
- ·PM urges Thái Bình to boost tech
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Hải Phòng should intensify environmental protection: PM
- ·NA deputies of Cần Thơ vow to fulfill tasks
- ·PM urges Hà Nam to use hi
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·ASEAN aims for East Sea code