会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti.so bong da】Bao giờ Thạch Màng hết khó?!

【ti.so bong da】Bao giờ Thạch Màng hết khó?

时间:2025-01-11 09:59:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:537次

Ấp Thạch Màng có diện tích tự nhiên 8.042 ha,ờThạchMagravenghếti.so bong da chiếm gần 2/3diện tích của xã Tân Lợi (Đồng Phú). Ấp không chỉ nằm trên trục đường chính ĐT753 của tỉnh, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi mà còn có những cánh rừng cao su bạt ngàn được trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Tuy nhiên, đây lại là ấp khó khăn nhất của xã Tân Lợi và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

KHÔNG ĐIỆN - KHÓ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG

Đến ngã ba trung tâm ấp Thạch Màng, trước mắt chúng tôi là một cây xăng lớn đóng cửa im ỉm, còn vài hộ bán xăng lẻ xung quanh lại đông khách đến mua. Người dân ở đây cho biết, lúc đầu doanh nghiệp sử dụng máy phát điện để hoạt động nhưng sau một thời gian kinh doanh, thu không đủ chi nên cây xăng đóng cửa chờ có điện.

Gia đình anh Điểu Gương sinh sống trong căn nhà tạm

Ông Trần Văn Nhiên, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp cho biết: Tuy diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng ngoài đất lâm nghiệp, phần lớn đất còn lại là của các doanh nghiệp và “đại gia” ở nơi khác đến trồng cao su. Hộ giàu là người địa phương chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ấp có 320 hộ với 1.035 người, trong đó có 109 hộ dân tộc thiểu số (chưa kể số hộ mới chuyển về theo diện Chương trình 33) và gần 100 hộ nghèo, cận nghèo. Không có điện, đời sống người dân ấp Thạch Màng đã khó lại càng khó hơn, nhất là vào mùa khô cây trồng còi cọc, năng suất kém do không có nước tưới. Các cháu phải học bài dưới ánh sáng đèn dầu, vừa nóng bức, vừa bị côn trùng cắn... Nhà văn hóa ấp chỉ dùng cho hội họp của ban ấp, còn các buổi sinh hoạt cộng đồng rất ít khi tổ chức ở đây, vì ban ngày người dân phải tập trung lao động trên vườn rẫy, còn buổi tối thì không. Đây còn là địa bàn có số hộ sử dụng nước sạch rất thấp, nhất là vào mùa khô, các giếng đào gần như không có nước. Nhiều gia đình phải mua nước xe bồn từ nơi khác chở vào, vừa đắt, vừa không bảo đảm vệ sinh, vì nguồn nước được lấy từ suối và các ao, hồ.

Ông Lê Văn Lắng, Bí thư chi bộ ấp Thạch Màng cho biết: Ấp được thành lập từ năm 2001. Những ngày đầu, người dân rất cơ cực vì ngoài không có điện thì giao thông cũng rất khó khăn. Gần đây, ấp được Nhà nước quan tâm nên hệ thống giao thông đã được cải thiện. Người dân chỉ mong Nhà nước sớm đầu tư xây dựng đường điện vào ấp. Hơn 10 năm nay, trong tất cả các lần tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND các cấp, ban ấp đều kiến nghị về vấn đề này, đồng thời đề xuất UBND các cấp xem xét tạo điều kiện. Tuy nhiên, các ý kiến giải trình đều cho rằng, khó thực hiện vì kinh phí đầu tư quá lớn, trong khi ngành điện đang hoạt động theo Luật Điện lực, phải kinh doanh có lãi mới thực hiện nên không biết đến bao giờ ấp mới được đầu tư!

MỘT DỰ ÁN KHÓ ĐẠT HIỆU QUẢ

Ngày 30-3-2012, huyện Đồng Phú triển khai kế hoạch giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo kế hoạch, 61 hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư thuộc xã Thuận Lợi (Đồng Phú) có đủ tiêu chí theo quy định được hỗ trợ với định mức tối thiểu 0,5 ha đất sản xuất và 200m2đất ở/hộ tại ấp Thạch Màng. Ngay sau khi triển khai dự án, các hộ đã tiến hành sản xuất trên đất cấp. Do điều kiện kinh tế khó khăn và quãng đường di chuyển dài (khoảng 50km) nên các hộ không thể sáng đi chiều về mà phải đưa cả gia đình theo, thậm chí nhiều gia đình còn vận động người thân cùng đến để phụ làm rẫy. Các hộ đã mua bạt rồi chặt lồ ô về dựng nhà tạm để ở và sản xuất.

Đến khu vực thực hiện dự án mới thấy hết những khó khăn của người dân nơi đây. Những căn nhà dựng tạm nhỏ bé và mong manh, chỉ cần một cơn lốc nhỏ là cuốn bay. Thế nhưng, trong mỗi căn đều có từ 3 người trở lên. Họ chen chúc nhau trên những chiếc giường tạm bợ. Ông Điểu Cu cho biết, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên ngay sau khi được cấp đất ông phải đưa cả gia đình về đây sinh sống. Thời gian đầu, vừa tự sản xuất vừa phải đi làm thuê, đồng thời vay mượn của bà con dòng họ để mua cây giống và sinh hoạt, khi nào có thu hoạch sẽ trả. Còn gia đình ông Điểu Gương, diện tích đất giao có độ dốc cao, nhiều đá tảng và một ít không thể sản xuất được, vì bên dưới là đá bàn, tụ nước vào mùa mưa và kiệt vào mùa khô. Theo ông, phải có máy móc, đánh luống cao để điều tiết nước thì may ra mới trồng cây được. “Chúng tôi hiện chỉ có chiếc cuốc thì không thể làm gì được”. Chị Thị Hạnh cho biết, gia đình được cấp 9,8 sào đất sản xuất nên ngay sau khi được cấp, cả gia đình về đây dựng nhà để ở và sản xuất. Hiện gia đình đang trồng các loại cây ngắn ngày, như bắp và mì để có cái thu mới mong ổn định cuộc sống.

Ông Bùi Văn Tất, Chủ tịch UBND xã Tân Lợi cho rằng, dự án sẽ không khả thi nếu huyện và ngành chức năng không có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Theo ông, trước khi có kế hoạch cấp đất cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng Chương trình 33, tối thiểu phải đầu tư xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng thiết yếu để người dân ổn định cuộc sống. Ngoài tuyến đường chính đi vào khu tái định canh, định cư thì ở đây chưa được đầu tư gì thêm. Người dân cũng không được hỗ trợ gì trong thời gian đầu đến sản xuất. Đặc biệt, đất cấp cho đồng bào quá xấu, khó sản xuất, xa khu dân cư. Nếu tình trạng này không được cải thiện, bà con sẽ lại bỏ đi hoặc bán đất... Ông Nguyễn Hữu Toàn, Ấp phó ấp Thạch Màng cho biết, ấp hoàn toàn không được thông báo gì về dự án. Ông cũng đề nghị chính quyền các cấp và ngành chức năng nên thông báo cho ban ấp biết, vì sau này có những vấn đề phát sinh phức tạp sẽ rất khó giải quyết, nhất là về công tác quản lý nhân hộ khẩu. Theo ông Toàn, muốn dự án đạt hiệu quả, trước mắt Nhà nước cần sớm triển khai việc xây dựng nhà ở cho đồng bào, khoan giếng để người dân lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt và hỗ trợ giống cây trồng - vật nuôi để các hộ sản xuất...

KHỐI TÀI SẢN BỎ KHÔNG

Cầu Rạch Bé nằm trên tuyến đường liên ấp Thạch Màng - Đồng Bia (xã Tân Lợi) là tuyến giao thông huyết mạch từ ấp ra trung tâm xã. Những năm gần đây cầu xuống cấp và hiện chỉ có xe hai bánh mới qua lại được. Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, huyện đã di dời chiếc cầu sắt (cầu Rạt cũ ở xã Tân Phước - Đồng Phú) về thay thế. Qua khảo sát, kinh phí để lắp đặt xong chiếc cầu sắt này cũng tốn gần bằng xây cầu mới mà chất lượng không bằng nên xã đã đề nghị huyện ngưng không thực hiện và cấp kinh phí để xây dựng cầu mới. Tuy nhiên, muốn xây dựng cầu mới thì nhân dân trong ấp cũng “còn phải chờ”, trong khi chiếc cầu sắt cũ đưa về với chi phí không nhỏ bị bỏ không cho hoen gỉ và hầu hết các linh kiện để lắp ráp đã bị mất.

Lâm Phương

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
  • Kiến nghị siết nguồn gốc vàng nguyên liệu
  • Xét xử vụ FLC: Xác định vai trò và mức độ phạm tội của các bị cáo
  • Trà Vinh: Bắt tạm giam 3 bị can sai phạm tại Quỹ tín dụng nhân dân Đại An
  • ​Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
  • Bộ Y tế khuyến cáo 9 biện pháp mới nhất phòng Covid
  • Nữ điều dưỡng Phú Thọ đến vùng dịch Quảng Nam: Hết dịch mẹ sẽ về
  • Thêm 19 bệnh nhân Covid
推荐内容
  • Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
  • Phổ biến pháp luật cho công nhân thông qua Phiên tòa giả định
  • Căn bệnh khiến cựu Thủ tướng Abe Shinzo khổ sở nhiều năm
  • Cách thanh toán phí xét nghiệm Covid
  • Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
  • Tòa trả hồ sơ để làm rõ dòng tiền liên quan Công ty Việt Á