【kqbd dức】Một số lưu ý khi nuôi tôm trong thời tiết giao mùa
Ðối với hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, cần dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và có hiệu quả.
Hiện nay là thời điểm giao mùa, ngày nắng nóng xen kẽ mưa rào và dông. Với việc ảnh hưởng bởi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện đột ngột, làm cho các vật chất hữu cơ trên bờ trôi xuống ao nuôi, phèn rửa trôi làm cho các yếu tố môi trường thay đổi. Ðồng thời hệ sinh thái môi trường ao nuôi bị phá vỡ; sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể tôm nuôi bị giảm, tạo điều kiện cho một số loài vi khuẩn, vi-rút gây bệnh trên tôm nuôi phát triển. Ðể chủ động quản lý tốt ao nuôi khi có những cơn mưa bất chợt xuất hiện và nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa gây ra, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp sau đây để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi:
Ðối với hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, cần dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và có hiệu quả.
Nên chủ động khi trời chuẩn bị chuyển mưa cần bón vôi khắp bờ ao. Kiểm tra các yếu tố môi trường như: nếu có thay đổi cần điều chỉnh hợp lý.
Khi trời đang mưa, nên tạt vôi CaCO3 hoặc Dolomite xuống ao nuôi với liều lượng 10-15 kg/1.000 m3 để duy trì độ kiềm và ổn định pH.
Tăng cường hệ thống quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, bổ sung vitamin C vào môi trường nước và trộn vào thức ăn, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Lưu ý:Khi thấy trời có dấu hiệu chuyển mưa cần phải giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho tôm ăn và đến khi tạnh mưa mới cho ăn với khẩu phần thức ăn giảm 30-50% so với lượng thức ăn bình thường. Ngoài ra, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định nguồn nước ao nuôi.
Ðối với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh, hạn chế tối đa việc sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào vuông nuôi (do nguồn nước ngoài sông, rạch độ mặn tăng cao trên 35%o), cần phải chủ động nguồn nước sạch đã qua ao lắng để cung cấp, thay nước cho vuông nuôi khi cần thiết. Ðối với những vùng đang sên, vét cải tạo ao, đầm, hạn chế tối đa việc lấy nước đưa vào đầm nuôi hoặc không lấy nước trực tiếp trong thời điểm hiện nay.
Ðối với những ao đang nuôi, khi có xuất hiện những cơn mưa đầu mùa cần tạt vôi CaCO3 xuống vuông nuôi liều lượng 10-15kg/1.000 m3, 2 ngày sau cấy vi sinh để ổn định môi trường nước.
* Lưu ý:Không nên xả bớt nước mặt khi trời có mưa, vì đây là nguồn nước bổ sung để giảm độ mặn trong vuông nuôi sau những ngày nắng hạn vừa qua, nhằm kích thích tôm lột xác và phát triển tốt./.
Ks. Trần Ngọc Lãm - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Không lập thêm tổ chức nào để ổn định bộ máy
- ·Khi chiếc áo cho Tân Sơn Nhất quá chật
- ·Kiến nghị kiểm điểm Chủ tịch tỉnh An Giang
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Khủng bố IS 'nhận trách nhiệm' chuỗi nổ bom đẫm máu ở Indonesia
- ·Hóa thạch loài rùa biển lâu đời nhất thế giới
- ·Dân chấm điểm chính quyền qua di dộng
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Dân không đồng ý cũng là kết quả trưng cầu
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Bí thư 2 tỉnh về làm Phó Ban Nội chính TƯ
- ·Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết
- ·Giám đốc Sở tuổi 30: Tỉnh giải thích, bộ lặng thinh
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Công chức cửa quyền, hách dịch bị xử lý thế nào?
- ·Hình ảnh đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ ở Hà Nội
- ·Còn đâu 'quyền năng' Quốc hội với giá xăng?
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Phó Thủ tướng: Xử nghiêm nếu có tiêu cực về đặc xá