【bdkq vn】Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may và y tế giữa Việt Nam
Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các Bộ,ăngcườnghợptáctronglĩnhvựcdệtmayvàytếgiữaViệbdkq vn ngành, cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế, đại diện của các hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và y tế của Việt Nam và Ấn Độ.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước những cơ hội lớn để đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết. Dệt may và y tế là hai lĩnh vực Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng hợp tác và phát triển.
Đại sứ Phạm Sanh Châu |
Với ngành dệt may, cả hai nước đều có thế mạnh về xuất khẩu dệt may - hàng may mặc, tuy nhiên, đây là mối quan hệ bổ trợ tương hỗ, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ cần hợp tác với nhau để chinh phục thị trường toàn cầu. Ấn Độ, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, quy mô dân số lớn sẽ là nguồn cung cấp vải, sợi chất lượng cho Việt Nam và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, với tổng quy mô toàn ngành dệt may Ấn Độ đạt khoảng 140 tỷ USD với nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Ấn Độ cũng là thị trường lớn, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Trong lĩnh vực y tế, Ấn Độ hiện đứng thứ ba trên toàn thế giới về sản lượng, đứng thứ 14 về giá trị sản xuất thuốc và dược phẩm. Hiện có khoảng 700 công ty dược phẩm của Ấn Độ đã nhận được chứng chỉ sản xuất an toàn từ cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm của Mỹ, EU, Australia và Nhật Bản. Việc sản xuất thiết bị y tế, thiết bị phẫu thuật và máy móc dược phẩm ở Ấn Độ đã phát triển mạnh. Trong khi Việt Nam là một đối tác nhiều tiềm năng, với nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng tăng lên. Việt Nam tiêu thụ trung bình 60.000 tấn dược phẩm mỗi năm.
Việt Nam hiện cũng là một trong hai nước ở Đông Nam Á xuất khẩu các sản phẩm bảo hộ y tế phục vụ chống Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhu cầu về một số sản phẩm bảo hộ y tế tại Ấn Độ là rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương |
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương - cho biết, ngành dệt may đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và là ngành xuất khẩu chủ lực thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam đang đối mặt với một số khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung, chuỗi cung ứng và đầu ra. Với các FTA quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực từ 1/8/2020, để được hưởng ưu đãi với thuế suất 0%, yêu cầu hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ hai công đoạn, tức là nguyên liệu vải phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước trong Hiệp định, do vậy, Việt Nam mong muốn hợp tác nhiều hơn với Ấn Độ để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ hàng hóa, qua đó tận dụng triệt để lợi thế của các FTA này.
Bà Hoàng Ngọc Ánh - quyền Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho biết, trước dịch Covid-19, hiệp hội thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia các sự kiện và hội chợ liên quan tại Ấn Độ. Bà Ánh cũng cho rằng, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Ấn Độ là một đối tác đáng tin cậy, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu mà còn cả máy móc cho Việt Nam.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ đã có bài trình bày về thế mạnh, năng lực và nhu cầu hợp tác. Các doanh nghiệp nhất trí rằng, Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực nhưng cũng là bài học quan trọng để đa dạng hóa nguồn cung và hợp tác.
Trong phần hỏi đáp, bà Phạm Minh Hương, nguyên Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về thực trạng ngành dệt may và cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực này.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Chơn Thành: Thi hành án dân sự đạt 77,41%
- ·Vì bình yên ở các khu công nghiệp
- ·Đức Phong đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát an ninh
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Phát hiện hơn 26 ngàn sản phẩm hàng hóa lậu
- ·Tái phạm vì “hàng đá”
- ·Triệt phá sới xóc đĩa khủng
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Hòa giải thành 769 vụ việc ở cơ sở
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Bình Phước: Xe khách va chạm ôtô con, 1 tài xế tử vong tại chỗ
- ·Công an huyện Hớn Quản bắt 7,8kg pháo lậu
- ·Bỏ chạy sau va chạm môtô gây chết người
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Thiệt mạng do tông xe vào nhà dân
- ·Cảnh giác với tội phạm trộm cắp gia súc
- ·Đồng Xoài tập huấn công tác cai nghiện ma túy
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·An ninh trật tự ngày 6