【fenerbahçe đấu với trabzonspor】Dấu ấn Ngoại giao và những trọng tâm năm 2017
Năm APEC Việt Nam 2017 là một trong những trọng tâm đối ngoại của Việt Nam. Đến thời điểm này,ấuấnNgoạigiaovànhữngtrọngtâmnăfenerbahçe đấu với trabzonspor Việt Nam đã và đang chuẩn bị như thế nào và đặt mục tiêu gì cho sự kiện này?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Việt Nam đã tích cực chuẩn bị từ nội dung, tổ chức cho đến cơ sở vật chất tại các tỉnh, thành sẽ diễn ra các hoạt động của Năm APEC, mà trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017. Cho đến nay, Việt Nam đã hoàn thành công việc chuẩn bị.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp gỡ báo chí, sáng 5/1/2017 |
Về nội dung, Việt Nam đã đưa ra các ưu tiên cho năm APEC 2017, đề ra chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế thành viên. Cùng với đó, chúng ta cũng đã hoàn thành việc xây dựng tổ chức, liên kết các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là các bộ ngành liên quan đến nội dung.
Cơ sở vật chất tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 2017, với sự tham dự gần 10.000 đại biểu. Việt Nam cũng đã lựa chọn ra 10 tỉnh, thành phố để tổ chức hàng trăm sự kiện, hoạt động diễn ra trong suốt cả Năm APEC, qua đó muốn quảng bá hình ảnh đất nước, sự đổi mới của Việt Nam từ năm tổ chức APEC 2006.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng nữa đó là việc đưa người dân, các doanh nghiệp tham gia vào công tác chuẩn bị APEC, coi đây là cơ hội để hợp tác, phát triển kinh tế, liên quan đến những lợi ích cụ thể với nhân dân.
Xin Phó Thủ tướng cho biết những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của APEC? Những ưu tiên chính của Việt Nam trong hợp tác với APEC là gì?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:Việt Nam tổ chức APEC lần này với sự kỳ vọng của các nền kinh tế thành viên. Chúng ta có trách nhiệm cao trong bối cảnh, xu hướng tăng cường bảo hộ, chủ nghĩa dân túy trên thế giới đang đặt ra những thách thức lớn đến quá trình liên kết kinh tế quốc tế. Tại kỳ APEC lần này, Việt Nam đưa ra 4 ưu tiên, đó là: tăng trưởng bền vững, sáng tạo; vấn đề liên kết kinh tế; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; đảm bảo an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các ưu tiên đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nền kinh tế thành viên APEC do phù hợp về lợi ích.
Quan trọng hơn, các ưu tiên này phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với ưu tiên đó, Việt Nam đã thể hiện vai trò của nước chủ nhà, đáp ứng các yêu cầu, quan tâm của các nền kinh tế APEC, đồng thời gắn được yêu cầu phát triển của Việt Nam. Đó là thành công bước đầu của Việt Nam.
APEC 2017 đang bước vào giai đoạn hoàn thành mục tiêu Bogor đề ra đến năm 2020, trong đó có việc hoàn thành tự do hóa thương mại và tự do về đầu tư. Cũng trong năm APEC 2017, 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng chung tay xây dựng mục tiêu, tầm nhìn sau năm 2020.
Xin Phó Thủ tướng đánh giá về công tác “Ngoại giao phục vụ kinh tế” trong năm 2016, những đóng góp cụ thể của ngành ngoại giao trong năm 2016 nhằm đưa kinh tế đất nước phát triển?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Năm 2016, Bộ Ngoại giao đã bám sát và phân tích tình hình kinh tế khu vực và thế giới |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Ngoại giao kinh tế là một trong năm trụ cột của ngoại giao. Năm 2016 cũng như các năm trước đây, ngoại giao kinh tế có nhiệm vụ cụ thể là tham mưu cho nhà nước, theo dõi đánh giá tình hình kinh tế, diễn biến kinh tế của thế giới và khu vực, từ đó đóng góp vào việc hoạch định chính sách.
Trong năm 2016, Bộ Ngoại giao đã bám sát và phân tích tình hình kinh tế khu vực, thế giới cũng như báo cáo lên Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng theo sát các nhận định, đánh giá của các tổ chức kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới để chúng ta có một bức tranh toàn diện hơn về tình hình kinh tế của khu vực và thế giới.
Bộ Ngoại giao cũng tích cực tham gia vận động, tạo nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn một nước phát triển có mức thu nhập trung bình. Năm 2016, chúng ta vận động các nước công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Năm 2016được coi là năm sáng tạo, ngành ngoại giao đã có những sáng tạo gì trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Cái chúng ta cần là những biện pháp sáng tạo, có suy nghĩ sáng tạo và có hành động cụ thể để thực hiện. Tuy đòi hỏi sáng tạo, chúng ta cần tôn trọng những nguyên tắc bất biến đã đề ra, đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa. Sự sáng tạo áp dụng trong cách thức, trong suy nghĩ để thực hiện đường lối đó một cách đúng đắn nhất, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nếu sáng tạo để phục vụ cho phát triển kinh tế, thì chúng ta cần sáng tạo trong công tác kêu gọi nguồn lực bên ngoài, phù hợp với lợi ích của Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Nhu cầu của Việt Nam không phải là các dự án làm ảnh hưởng tới môi trường, làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.
Khi vận động ra bên ngoài, Bộ Ngoại giao hướng được các nhà đầu tư tập trung vào vấn đề khởi nghiệp. Như thế phải đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm hiểu rất kỹ các nước đang hướng vào mục tiêu đó, kết nối đầu tư đó vào trong nước. Chúng ta từng có một giai đoạn các nhà đầu tư bên ngoài hướng vào công nghiệp sản xuất đòi hỏi nhiều nhân lực, và nguyên liệu; giờ phải hướng họ vào mục tiêu hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp trong nước. Ngoại giao phải hướng vào các lĩnh vực như vậy, các cơ quan đại diện phải tìm hiểu các nhà đầu tư mới, kết nối được họ bởi trên thế giới cũng có xu hướng sáng tạo khởi nghiệp, chứ không phải chỉ nhìn vào các nhà đầu tư đã quen biết.
Trong bối cảnh nguồn vốn ODA vào Việt Nam ưu đãi sẽ giảm đi, lãi suất tăng lên, chúng ta sẽ triển khai như thế nào? Với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về ODA, trước tình hình giải ngân vốn ODA bị chậm, xin Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ cải thiện điều này như thế nào?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Nguồn vốn ODA đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA trong những năm qua đóng góp hết sức tích cực vào vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và đặc biệt là các vấn đề xã hội. Các chương trình mục tiêu của chúng ta về các vấn đề xã hội, nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng bên cạnh vai trò then chốt của nguồn lực trong nước.
Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn nước thu nhập trung bình thì đương nhiên theo quy định không được tiếp nhận nguồn ODA từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tín dụng. Vừa qua, chúng ta đã vận động và đạt được kết quả là quá trình này sẽ đi qua giai đoạn chuyển tiếp. Sau đó nhận nguồn vay ưu đãi nhưng kém ưu đãi hơn ODA.
Trước đây, về cơ bản, chúng ta vay vốn ODA và cấp phát cho các dự án, và bây giờ nguồn ODA tăng dần theo hướng các địa phương, bộ ban ngành có tỉ lệ nhất định vay lãi, tạo thêm trách nhiệm trong việc sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là đang rơi vào ngõ cụt khi mới đây Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định này, Phó Thủ tướng nhận định thế nào về triển vọng của TPP, và Việt Nam sẽ có những hành động như thế nào trước diễn biến này?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Trước tiên, TPP hình thành bởi sự tham gia xây dựng của 12 nền kinh tế thành viên, thảo luận đàm phán trong 6 năm. Hàng năm đều có cuộc gặp của các lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên bên lề của các sự kiện APEC. Đó là quá trình thương lượng lâu dài, nghiêm túc và quyết liệt nhằm đạt được lợi ích ký kết hiệp định. Việc Mỹ có thể rút khỏi TPP chưa là quyết định cuối cùng. Nhưng cho tới nay, việc phê chuẩn TPP đã và đang được các nền kinh tế thành viên triển khai nghiêm túc. Tôi tin tưởng rằng đây hiệp định đảm bảo cho lợi ích kinh tế của các nền kinh tế thành viên.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·8 năm tù cho đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
- ·Quảng Nam: Bệnh nhân khỏi Covid
- ·Doanh nghiệp FDI khởi đầu hành trình chuyển đổi xanh
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Mức độ thịnh vượng của Việt Nam dự kiến tăng 125% trong thập niên tới
- ·Dự án trọng điểm tại miền Trung: Nguy cơ trượt tiến độ
- ·Tháng Tám còn nắng nóng, miền Bắc đón mùa Đông đến sớm và lạnh hơn
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Thừa Thiên
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Đà Nẵng: Thêm 10 bệnh nhân mắc Covid
- ·Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Cấp cao Mekong
- ·Xây dựng nền đối ngoại toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa dông diện rộng, nguy cơ ngập cục bộ
- ·Hà Nội chưa phát hiện thêm trường hợp nào về từ Đà Nẵng dương tính với Covid
- ·Ðề nghị có giải pháp quản lý tài sản công, tránh để hư hỏng, lãng phí
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Đà Nẵng duyệt đấu giá 200 lô đất và 17 khu đất lớn trong năm 2022