【kết quả bóng đá miami】Phê chuẩn Công ước số 105: Việt Nam cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức
Các đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành.
Sáng nay, 8-6 tại Hà Nội, Quốc hội đã bỏ phiếu đồng thuận cao phê chuẩn Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ngay khi hoàn thiện hồ sơ gia nhập, tiêu chuẩn lao động quốc tế này sẽ có hiệu lực tại Việt Nam sau đó một năm.
Bà Corrine Vargha, Trưởng Ban Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO tại Geneva (Thuỵ Sĩ) nhấn mạnh với lần phê chuẩn này, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức.
Việc phê chuẩn lần này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh con số ước tính toàn cầu của ILO cho thấy khẩn thiết phải thực hiện các biện pháp hiệu quả, khẩn cấp để xóa bỏ lao động cưỡng bức.
“Thông qua việc phê chuẩn Công ước 105, Việt Nam đang tiến dần tới đạt được việc làm thỏa đáng và thực hiện được ở cấp quốc gia các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là mục tiêu số 8.7,” bà Corrine Vargha nói.
Lao động cưỡng bức được hiểu là công việc được thực hiện một cách không tự nguyện, phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt. Những tình huống lao động cưỡng bức gồm: Bị ép buộc phải làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa; những biện pháp tinh vi hơn như thao túng khoản nợ, giữ giấy tờ nhân thân, hoặc đe dọa tố cáo với các cơ quan quản lý di trú...
Lao động cưỡng bức làm tổn hại nhân phẩm con người, không cho người lao động khả năng được tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất và phát triển tinh thần dựa trên ý chí tự do.
Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày nay, pháp luật quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm nhập khẩu hàng hóa có sử dụng hình thức lao động này trong quy trình sản xuất. Người dân ở các quốc gia phát triển cũng có thói quen tẩy chay các loại hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức.
Việc phòng, chống việc sử dụng lao động cưỡng bức góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị cấm nhập hoặc bị tẩy chay. Không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra cũng được coi là “giấy thông hành” của hàng hóa, dịch vụ khi tiếp cận thị trường toàn cầu.
Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: “Chính phủ và các đối tác xã hội đã và đang thực hiện những nỗ lực bền bỉ và nhất quán nhằm cải thiện khung pháp luật để mở đường cho Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững.”
ILO có tổng số tám công ước cơ bản, bao trùm bốn lĩnh vực quan trọng là tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, lao động trẻ em. Quyết định phê chuẩn Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức đã nâng tổng số công ước cơ bản của của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam phê chuẩn lên 7/8 công ước.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm hiệp định giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA)yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực liên tục hướng tới phê chuẩn tất cả các công ước cơ bản để đảm bảo rằng tự do thương mại góp phần bảo vệ quyền của người lao động và phân chia công bằng hơn những thành quả kinh tế đạt được từ tiến trình này.
ILO hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua EVFTA và Công ước số 105 vào sáng nay.
Theo số liệu ước tính của ILO, có tới 24,9 triệu nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Trong số đó, 16 triệu người bị bọc lột trong khu vực tư nhân như lao động giúp việc gia đình, ngành xây dựng và nông nghiệp; 4,8 triệu người bị bóc lột lao động tình dục và 4 triệu người bị cưỡng bức lao động do các cơ quan nhà nước áp đặt. Trong khu vực tư nhân, lao động cưỡng bức tạo ra mức lợi nhuận phi pháp lên tới 150 triệu USD mỗi năm. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Bộ TT&TT ban hành bộ chỉ tiêu đo lường kinh tế số
- ·Doanh nghiệp dược lãi lớn giữa mùa dịch
- ·Tổng thống Mỹ dùng thiết bị gì để làm việc từ xa
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Thợ đào 'chán' Bitcoin
- ·Thụy Sĩ, ‘viên ngọc sáng’ của cuộc cách mạng blockchain
- ·Quý I/2020: Viettel nộp ngân sách gần 10.000 tỷ đồng
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Giả mạo bưu tá EMS lừa chiếm đoạt tài sản khách hàng
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·MobiFone hợp tác với Bảo hiểm PVI cung cấp dịch vụ cổng bảo hiểm online
- ·Vụ kiện Twitter – Elon Musk ra tòa vào tháng 10
- ·Vietnam Post và Lao Post hợp tác trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Gói tín dụng ưu đãi 5.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương nhân viên
- ·CMC Telecom “ẵm trọn” 2 giải quốc tế về đơn vị Hạ tầng số xuất sắc
- ·Microsoft, Oracle, Google, Debian, Apple dẫn đầu về số lượng lỗ hổng bảo mật
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Tự động hóa thông minh quan trọng thế nào với các nhà sáng tạo công nghệ?