【giai vo dich quoc gia mexico】Ngư dân Khánh Hội ngán ngẩm vì biển cạn
Do cửa biển cạn nên chỉ có tàu công suất nhỏ mới vào được cửa biển Khánh Hội.
Cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, là cửa biển lớn của tỉnh, chỉ đứng sau cửa biển Sông Ðốc, có tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển kinh tế biển. Thế nhưng, từ lâu, cửa Khánh Hội hầu như chỉ phục vụ cho các tàu cá của địa phương này neo đậu, thậm chí ngư dân Khánh Hội có tàu công suất lớn cũng không thể vào neo đậu được ở đây mà phải chuyển sang cửa biển Sông Ðốc để hoạt động.
Nguyên nhân là cửa Khánh Hội ngày càng bị bồi lắng nghiêm trọng nhưng đã lâu không được nạo vét, khơi thông luồng lạch, ngư dân muốn ra vào cửa phải trông vào thời tiết, khi nào nước lớn mới có thể ra khơi, gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt. Kéo theo đó là nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá cũng không thể phát triển hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phải “tranh thủ” để ra khơi
Lão ngư Nguyễn Văn Ðẹt, Ấp 4, xã Khánh Hội, người có hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề, lắc đầu ngán ngẩm: “Chuyện cửa Khánh Hội bị cạn, ghe tàu khó ra vào đã diễn ra nhiều năm nay rồi chứ có phải mới đây đâu. Vấn đề này chúng tôi cũng có trình bày với địa phương, với các đoàn tiếp xúc cử tri của HÐND tỉnh, Ðoàn đại biểu Quốc hội... Thế nhưng, bao nhiêu lần xuống tiếp xúc với dân, các đoàn đều hứa là sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất, nhưng đến nay vẫn như vậy”.
Do cửa biển cạn nên chỉ có tàu công suất nhỏ mới vào được cửa biển Khánh Hội. |
Gia đình ông Nguyễn Văn Ðẹt có đội tàu cá trên 10 chiếc, có công suất từ 50-170 CV, hoạt động chủ yếu bằng nghề câu mực. Mỗi khi ghe, tàu vào cửa, ngoài khó khăn về luồng lạch còn thêm chuyện tìm bến bãi neo đậu, bởi hiện cửa biển Khánh Hội vẫn chưa xây dựng được bến neo đậu, tránh trú bão.
Chỉ tay ra bờ sông Kinh Hội ngang nhà, ông Nguyễn Văn Ðẹt bức xúc: “Ngay cả con sông Kinh Hội này cũng cạn mà không nạo vét, nghe nói là sẽ có kế hoạch xây bến neo đậu đi qua đoạn này, nhưng đến nay cũng chẳng thấy đâu. Trước dưới mé sông người dân trồng rau màu nhưng khi nghe có chủ trương làm bến neo đậu thì người dân mừng lắm, chúng tôi cũng không dám xây cất, cơi nới gì bởi sợ khi xây dựng phải di dời, nhưng đợi mỏi mòn cũng chẳng thấy”.
Ông Phạm Hoàng Lộ, Ấp 3, xã Khánh Hội, cũng cùng tâm trạng với ông Ðẹt: “Tôi làm biển lâu đời ở cửa biển này, cha truyền con nối mà. Nghề biển ở đây phát triển nhiều hơn xưa lắm rồi, mấy chục năm trước toàn ghe tàu nhỏ nhưng giờ đa phần người dân đều có tàu từ 90 CV trở lên. Thế nhưng, cửa biển bị cạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt của ngư dân chúng tôi. Tôi có tàu 170 CV nhưng muốn ra khơi thì trước đó phải tranh thủ chạy tàu ra ngoài cửa trước để neo đậu, nếu không thì mắc cạn. Chuyện tàu ra vào cửa bị mắc cạn, hỏng chân vị, máy móc diễn ra thường xuyên. Thậm chí muốn ra cửa thì phải có tàu dẫn mũi, tốn kém thêm một khoản chi phí nữa”.
Thật ra không phải cửa biển Khánh Hội chưa từng được nạo vét lần nào. Mấy năm trước, ngành chức năng cũng đã tiến hành nạo vét, khơi thông luồng lạch cho tàu công suất lớn ra vào thuận lợi, thế nhưng chỉ vài tháng sau... lại cạn như cũ.
Ông Nguyễn Văn Ðẹt bức xúc: “Họ nạo vét nhưng lại đổ thẳng ra biển chứ không đưa đất lên bờ thì thử hỏi làm sao mà không cạn trở lại được. Cửa Khánh Hội vào mùa Nam thì sóng, gió, thuỷ triều lại đẩy đất trở lại, nhưng họ lại làm theo kiểu lấy đất chỗ này đổ ra chỗ kế bên như thế thì làm cũng như không”.
Do khó khăn trong việc ra vào cửa, không ít chủ phương tiện ở địa phương đã tìm đến nơi khác để hoạt động.
Lão ngư Bùi Tấn Thành chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 tàu cá công suất từ 200 CV. Là người của địa phương nên tôi rất muốn hoạt động ở đây nhưng cửa biển bị bồi lắng nghiêm trọng thế này, tàu của gia đình tôi không thể ra vào được đành phải chuyển sang cửa biển Sông Ðốc hoạt động để tiết kiệm chi phí. Cửa biển cạn, nếu vào thì bị kẹt ngoài cửa, tôm, cá không lên được phải thuê mướn vận chuyển. Còn khi neo đậu ở trong, nếu mắc cạn thì phải đợi nước lớn, trễ chuyến biển hoặc phải thuê tàu dẫn mũi thì cũng phải tốn cho họ gần triệu đồng mỗi lần”.
Cần phát huy tiềm năng
Ông Huỳnh Hoàng Tương, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, cho biết: “Những năm gần đây, nghề khai thác biển gặp nhiều khó khăn. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ bị cạn kiệt do khai thác, đánh bắt quá mức. Bên cạnh đó, cửa biển Khánh Hội bị cạn, địa phương có nhiều ghe tàu lớn nhưng không thể ra vào được phải chuyển đi nơi khác. Ghe vào cửa chủ yếu là tàu nhỏ, tàu lớn của địa phương và các tỉnh khác không thể vào để mua bán hàng hoá, dẫn đến các dịch vụ hậu cần nghề cá khó phát triển”.
Chính vì không tạo được điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề biển mà thời gian qua lượng tàu thuyền ra vào cửa Khánh Hội đã giảm đi nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nghề biển tại địa phương. Hiện toàn xã Khánh Hội có 361 phương tiện công suất lớn, nhỏ hành nghề khai thác biển, trong đó có 227 phương tiện có công suất từ 90 CV trở lên. Sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay đạt trên 7.000 tấn, tuy nhiên phần lớn chỉ là sản lượng từ hoạt động của những phương tiện công suất nhỏ, còn các phương tiện lớn đều tiêu thụ ở nơi khác. Ðiều này dẫn đến việc Khánh Hội không thể tận dụng hết tiềm năng to lớn từ hoạt động khai thác, đánh bắt biển sẵn có của địa phương.
Dự án nạo vét cửa biển và xây dựng khu tránh trú bão ở cửa biển Khánh Hội đã xây dựng hơn 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai.
Ông Huỳnh Hoàng Tương cho biết: “Người dân ở đây rất mong muốn sớm triển khai nạo vét cửa biển để tàu thuyền ra vào thuận tiện, các phương tiện ở nơi khác cũng vào đây hoạt động, khi ấy hoạt động mua bán sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Ðịa phương mua được hàng hoá, kéo theo người địa phương cũng cung cấp được các mặt hàng thiết yếu cho các phương tiện tàu cá như nước đá, hàng tạp hoá, xăng dầu và các dịch vụ khác, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương”.
Ông Huỳnh Hoàng Tương cũng đề xuất: “Cùng với nạo vét cửa biển và xây dựng khu neo đậu tránh trú bão, cần phải mở rộng lộ giới tuyến U Minh - Khánh Hội để các cơ sở kinh doanh thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hoá. Hiện tuyến lộ từ U Minh đến Khánh Hội không đáp ứng được cho các phương tiện trọng tải lớn hoạt động, do đó, việc vận chuyển tốn nhiều chi phí do phải vận chuyển nhiều lần bằng xe tải nhỏ gây tốn kém cho doanh nghiệp nên họ cũng không dám đầu tư. Hơn nữa, ghe tàu lớn không vào được nên sản lượng thu mua cũng ít, việc phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá rất khó khăn”.
Cửa biển Khánh Hội được xác định là một trong những cửa biển động lực để hình thành các trung tâm khai thác, đánh bắt thuỷ sản lớn của tỉnh, trong đó mục tiêu đến năm 2020 cửa biển Khánh Hội sẽ phát triển thị trấn biển. Thế nhưng, với tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ như hiện nay, để đạt được mục tiêu này sẽ là một vấn đề nan giải./.
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Nghiên cứu chỉ ra “thủ phạm” thật sự gây ra 800.000 trường hợp ung thư trên thế giới
- ·Sắc xanh bí ẩn của dòng Ouse ở Anh đang khiến nhiều nhà khoa học đau đầu
- ·Thiết bị điện tử ‘hủy hoại’ giấc ngủ chúng ta thế nào?
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Cảnh báo: Trẻ có thể mất ngón chân, ngón tay chỉ vì sợi tóc rụng
- ·Những bệnh dễ mắc không nên coi thường khi thời tiết chuyển rét đậm rét hại
- ·Không khí ô nhiễm có thể làm hại não trẻ sơ sinh, tử vong
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Bệnh viêm tai giữa có thể khiến trẻ viêm màng não và tử vong
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Những loại thực phẩm này dễ biến thành độc dược nếu hâm lại để ăn
- ·Công nhân Amazon đình công để được nhận thêm lương vào ngày Black Friday
- ·Ánh sáng nhân tạo: ‘Sát thủ' âm thầm có thể gây ung thư
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Đồ chơi Fidget spinner chứa chì vượt mức cho phép có thể gây hại cho trẻ em
- ·Nguy hiểm ‘chết người’ từ thói quen thắt dây an toàn ra ngoài áo khoác cho trẻ
- ·Xuất hiện đông dược làm từ khoai mì ủ hóa chất: Người dân tuyệt đối cẩn trọng
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Làm tóc đón Tết: Cẩn thận hoá chất kẻo tiền mất tật mang