会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd nations league】Hồi sinh mũ vua triều Nguyễn!

【kqbd nations league】Hồi sinh mũ vua triều Nguyễn

时间:2025-01-27 13:14:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:314次

Hiện trạng ban đầu của 4 chiếc mũ,ồisinhmũvuatriềuNguyễkqbd nations league miện bị biến dạng, vàng và đá quý bị tháo rời, cuộn vo lại, được đựng trong hai chiếc túi

Đam mê

Những ngày đầu vào TP. Hồ Chí Minh, ông Lộc mưu sinh bằng nghề kim hoàn. Công việc khiến ông tiếp xúc với nhiều trang sức cổ, rồi cứ thế bén duyên với thú sưu tập đồ cổ khi nào không hay. “Tôi đặc biệt quan tâm đến những bức tượng cổ và ấn tượng của tôi trên mỗi bức tượng ấy chính là phần mũ miện. Theo chỉ dẫn của người trong nghề, hễ nơi đâu có tượng là tôi lại tìm đến. Tôi cũng tìm đọc nhiều sách sử, sưu tầm hình ảnh và dần dần xây dựng cho mình một hệ thống tư liệu phục vụ niềm đam mê…”. Ông Lộc nhớ lại.

Cứ thế, năm này qua tháng nọ, những gì liên quan đến mũ miện đều được ông Lộc cất công sưu tập. Nhiều nhất và quan trọng nhất vẫn là mũ miện triều Nguyễn. Nhưng lúc đó, đam mê chỉ dừng lại mức sưu tập chứ chưa hề nghĩ đến có thể phục dựng. Tình cờ hơn 10 năm về trước, một nhà sưu tập đồ cổ đưa cho ông một mớ hỗn độn bằng vàng và nói rằng, đó chính là những thành phần tạo nên chiếc mũ của vị vua người Chăm và hỏi ông có phục hồi được không?

“Vì yêu thích, tôi đã nhận lời - ông Lộc kể tiếp - với kinh nghiệm làm nghề kim hoàn, tôi phải mày mò từng li, từng tí từ cách đan cốt, làm khuôn. Sau nhiều lần tưởng như thất bại, cuối cùng chiếc mũ được phục hồi thành công”. Chiếc mũ ấy khi đưa ra hội đồng khoa học đã làm hài lòng các thành viên. Từ đó, ông Lộc tạo được uy tín và nổi tiếng trong giới nghiên cứu, bảo tàng.

Với nghệ nhân Vũ Kim Lộc, việc phục dựng mũ vua triều Nguyễn là một cơ duyên, niềm đam mê vô tận

Không lâu sau khi phục chế thành công chiếc mũ vua Chăm, ông Lộc bất ngờ nhận được một đề nghị từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đảm nhận việc phục hồi bốn chiếc mũ của các vị vua triều Nguyễn. Bốn chiếc mũ  này nằm trong kho báu vật do triều Nguyễn để lại, như ngọc ngà, ấn kiếm, đồ dùng cung đình…và giao cho Chính phủ Việt Nam lưu giữ trước khi trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, 4 chiếc mũ (được xác định 3 mũ Đại triều và 1 miện Tế giao) này được Bác Hồ kiên quyết giữ lại để các thế hệ người Việt Nam còn có cơ hội chiêm ngưỡng.

Tuy nhiên, vì tác động của thời gian cũng như điều kiện bảo quản mà 4 chiếc mũ ở trong trạng thái biến dạng, vàng và đá quý bị tháo rời, cuộn vo lại, được đựng trong hai chiếc túi.

 Sự hồi sinh vô giá

 “Giây phút TS. Phạm Quốc Quân (lúc đó là Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam – PV) kêu tôi tự tay mở niêm phong hai túi vải đựng 4 chiếc mũ trước đông đảo các cán bộ của bảo tàng khiến tôi vô cùng ngỡ ngàng và xúc động. Thật sự nó nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng vì lòng tin mà mọi người dành cho tôi và một phần vì sự ngưỡng vọng đối với lịch sử, tôi quyết tâm hoàn thành sứ mệnh khó khăn này” - người nghệ nhân tài hoa hồi tưởng.

Ngay sau khi nhận lời, ông Lộc thu xếp hành trang, đặt vé khởi hành tức tốc ra Huế. Sau khi trình bày với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông được tạo điều kiện để đến những lăng tẩm, đền đài quan sát, chụp hình, lấy tư liệu… phục vụ cho quá trình phục dựng.

Nghệ nhân Vũ Kim Lộc (áo trắng) cùng các chuyên gia bảo tàng trong quá trình phục mũ, miện triều Nguyễn

Những ngày ở Huế, ông lặn lội đến nhiều nơi để khảo sát, nghiên cứu ở các bảo tàng, đền đình, lăng tẩm, để sưu tầm các bức họa, ảnh chụp các vị vua từ Gia Long đến Bảo Đại. Cho đến một hôm, khi đặt chân vào Ứng Lăng, nơi an nghỉ của vua Khải Định, ông đã bất ngờ khi thấy pho tượng đồng nhà vua. Ông nhận ra chính chiếc mũ đang đội trên bức tượng đó có rất nhiều chi tiết giống như những bộ phận mũ bị rời rạc mà Bảo tàng lịch sử Việt Nam chuyển giao.

“Tôi phải xin “đặc cách” đứng gần với bức tượng để có thể quan sát chiếc mũ một cách rõ ràng nhất. Và tất nhiên phải chụp lại toàn bộ chi tiết trên chiếc mũ ấy vì biết chắc rằng từ đây, việc phục dựng sẽ nằm trong tầm tay”, ông Lộc nói. Sau ba lần ra Huế điền dã, cùng với sự hỗ trợ tư liệu từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, ông Lộc mới chính thức bắt tay thực hiện công việc phục dựng.

Miện Tế Giao - một trong bốn chiếc mũ được nghệ nhân Vũ Kim Lộc phục dựng thành công nhờ đôi bàn tay khéo léo, kết hợp giữa nhiều ngành nghề với rất nhiều kỹ - mỹ thuật truyền thống

Nhiều lúc mọi thứ tưởng rơi vào ngõ cụt bởi các hình ảnh thu nhận được không khớp với quá trình phục dựng, không thống nhất được kích thước phom mũ, đặc biệt việc sắp xếp từng chi tiết, hoa văn trên mũ, dệt sợi đồng để ghép thành cốt mũ… gặp vô vàn khó khăn. Nhưng bằng tất cả tâm huyết, đam mê, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều ngành nghề với rất nhiều kỹ - mỹ thuật truyền thống, sau hơn 11 tháng ròng rã thực hiện, 4 chiếc mũ triều Nguyễn được phục dựng thành công. Trên mỗi chiếc mũ Đại triều có đính 31 con rồng bằng vàng, 30 đóa hoa vuông khảm ngọc, 140 hạt kim cương và trân châu; miện đội Tế giao thì có 12 con rồng, 24 dải tua kết bằng hạt trân châu cùng đá quý.

Khi những chiếc mũ ấy được đưa ra hội đồng tư vấn, khoa học, và nghiệm thu đã được đánh giá rất cao. Hành trình phục dựng mũ vua triều Nguyễn của nghệ nhân Vũ Kim Lộc được TS.Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho rằng đó là sự hồi sinh vô giá. Ông Quân kể lại, ngày giao “nhiệm vụ đặc biệt” cho ông Lộc, đã đặt niềm tin tuyệt đối. Và đúng như thế, qua đôi tay tài hoa cùng với kinh nghiệm dày dặn trong nghề, cả 4 chiếc mũ khi hoàn thiện đã thể hiện được sự tinh xảo một cách hoàn hảo. Những báu vật ấy từng được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên cả nước, thậm chí sang tận Pháp và Nhật.

“Mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn các trang phục cung đình triều Nguyễn”

“Tôi thật sự khâm phục kỳ công và ngưỡng mộ tấm lòng của nghệ nhân Vũ Kim Lộc. Công lao của ông Lộc là vô cùng lớn trong quá trình phục hồi bốn bảo vật quý giá này của vương triều Nguyễn. Cho đến nay, ông là người đầu tiên phục dựng lại được các mũ triều nhà Nguyễn, ngoài ra chưa có ai làm được việc này.

Không dừng lại đó, sau đó ông còn phục dựng thêm nhiều mũ miện khác, mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn các trang phục cung đình triều Nguyễn. Từ vấn đề phục dựng này, tôi nghĩ đã đến lúc các cơ quan chuyên môn không chỉ quan tâm trong chuyện tu bổ, bảo quản hiện vật mà về lâu dài cần phải tính toán đến việc đào tạo cán bộ cho lĩnh vực phục dựng những báu vật như thế” - TS. Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Bài: Nhật Minh
Ảnh: Vũ Kim Lộc

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
  • Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm
  • Xe tải chạy ẩu gây tai nạn
  • Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục
  • Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
  • Tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn
  • Vấn đề bạn đọc quan tâm
  • Nguy hiểm từ “bàn đạp” leo qua dải phân cách
推荐内容
  • NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
  • Xử lý nghiêm người tung tin sai sự thật về dịch bệnh
  • “Sốt ruột” thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
  • Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn
  • Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
  • Phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An: Xử lý nhiều trường hợp xây dựng không phép