【ty so barcelona】Thế giới trừu tượng của Trương Bé
Họa sĩ Trương Bé (ngoài cùng,ếgiớitrừutượngcủaTrươngBéty so barcelona bên trái) trong buổi ra mắt triển lãm, và ở phía sau là một trong những tác phẩm trừu tượng cỡ lớn
Trong triển lãm với chủ đề “Thiên - Địa - Nhân” vừa khai trương cuối tuần qua, một lần nữa họa sĩ Trương Bé khẳng định với người yêu nghệ thuật trình độ bậc thầy trong lĩnh vực hội họa trừu tượng ở Việt Nam. Một hành trình mà gần như suốt cuộc đời ông cất công lựa chọn theo đuổi. Hơn 20 tác phẩm bằng chất liệu sơn mài của ông đã "hớp hồn" những ai bước chân vào phòng tranh bên trong khách sạn ở số 8 Hùng Vương, TP. Huế. Những vệt màu trầm mạnh mẽ, biến ảo đưa người xem vào cõi phiêu linh, khám phá không gian vũ trụ bao la với những đường nét chuyển động cuồn cuộn theo vòng xoáy âm dương cùng những ký hiệu mang tính hình tượng.
Trong phần lời dẫn khai mạc triển lãm, họa sĩ - nhà báo Nguyễn Trọng Chức đã phải thốt lên rằng: “Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ. Dường như năng lượng sáng tạo, lao động của ông càng ngày càng mạnh, có thể nói đáng để cho lớp trẻ khâm phục”. Đúng thật, nhìn những tác phẩm của họa sĩ Trương Bé, người xem như thấy mình nhỏ bé, quay cuồng trong vòng xoay đi tìm lời giải giữa vũ trụ bao la. Dù ở kích cỡ nào, tác phẩm trừu tượng của Trương Bé cũng được đầu tư kỳ công, luôn mạnh mẽ nhưng hài hòa giữa độ sâu của màu sắc cùng nét chuyển động rất linh hoạt, tinh tế.
“Đào nguyên” - một trong những tác phẩm trừu tượng được trưng bày trong đợt triển lãm lần này
Kể về quá trình tạo nên “Thiên - Địa – Nhân”, họa sĩ Trương Bé bảo ông đã ấp ủ trong tâm thức ông hàng chục năm. Với ông, con người là một thực thể trong trời đất, là một phần của vũ trụ và luôn cảm nhận được vẻ đẹp tồn tại quanh đó. Bất cứ lúc nào cũng có thể hấp hút năng lượng của đất trời, vũ trụ, để từ đó cảm nhận từng chuyển động không ngưng nghĩ. “Tôi là nghệ sĩ, tôi cảm nhận rồi thì việc tiếp theo là biểu hiện. Phải biểu hiện để chia sẻ đến với người xem, để họ cùng cảm nhận... – ông lý giải – Tôi nhìn trời đất, vũ trụ với sự vận hành theo quy luật huyền bí, bất biến. Từ đó tôi phản ánh, sáng tạo, tái tạo cái mình cảm nhận được bằng ngôn ngữ hội họa trừu tượng. Trừu tượng không thực nhưng ẩn chứa nhiều điều sâu kín của cái thực. Thật ra trừu tượng gần gũi với hiện thực đời sống, cho nên nói trừu tượng chẳng khác gì như ta cảm nhận một bản nhạc không lời. Người thưởng ngoạn có thể cảm nhận mọi góc độ, phương diện khác nhau”.
Với triết lý ấy, họa sĩ Trương Bé cần mẫn vẽ nên những tác phẩm theo tâm tưởng, cảm xúc của con tim với nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của ông đối với đất trời, vũ trụ. Khi mỗi tác phẩm hoàn thành, nó luôn đứng độc lập với tác giả. Cho đến khi treo lên khán phòng, mở cửa chào đón người xem, những đứa con tinh thần “Đào nguyên”, “Sự sống”, “Biến ảo”... đã tự mình đối thoại với người thưởng ngoạn. Tùy theo cảm xúc, mỗi người sẽ cảm nhận phần nào đó ẩn chứa mà Trương Bé đã bộc lộ ra. “Tất nhiên, không hoàn toàn giống với suy nghĩ của tôi, nhưng chỉ cảm nhận được một phần là quý rồi. Chính điều đó đã nuôi dưỡng tâm thức con người”.
Không gian triển lãm “Thiên - Địa - Nhân” của họa sĩ Trương Bé
Giữa không gian ấy, người xem tự chiêm nghiệm và đi tìm, tìm trời đất, tìm vũ trụ cho riêng mình. Chăm chú vào từng tác phẩm của thế hệ đàn anh, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cũng trầm trồ khi nói phong cách của họa sĩ Trương Bé không thể lẫn vào đâu được. Ông nói, với người họa sĩ hoặc thay đổi để “biến dạng”, hoặc đào sâu để đi tìm tận gốc rễ. Trương Bé thuộc lớp họa sĩ vế sau, và nhờ thế tranh của ông luôn giá trị bởi đã "đào sâu" vào nghệ thuật.
Và như lời tựa được chấp bút bởi nghệ sĩ, soạn giả Linh Huyền khi viết về “Thiên - Địa – Nhân”: “Trí tuệ trong tác phẩm tranh sơn mài của họa sĩ Trương Bé được sáng tạo từ trước đến nay như một tích hợp, gộp lại để góp vào kho báu tri thức thị giác của cả nhân loại”.
Cùng góp mặt tại triển lãm “Thiên - Địa – Nhân” lần này còn một số tác phẩm vẽ trên giấy dó về chủ đề người phụ nữ của nữ họa sĩ Thanh Dung đến từ Đức theo lời mời của họa sĩ Trương Bé. Bằng đường nét đơn giản, nhưng tác phẩm của nữ họa sĩ thể hiện rất sống động, hút hồn người xem. Triển lãm diễn ra tại không gian trưng bày khách sạn Imperial (8 Hùng Vương, TP. Huế) đến hết ngày 12/12.
Họa sĩ Trương Bé sinh năm 1942 tại Quảng Trị. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội năm 1974, ông công tác tại Trường ĐH Nghệ thuật Huế và nguyên Hiệu trưởng trường (1996-2000). Ngoài ra, ông từng đảm nhận vai trò như Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành Hội họa - Hội mỹ thuật Việt Nam, khóa IV (1994-1999); Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IV (1994-1999), khóa V (1999-2004), khóa VI (2004-2009); thành viên hội đồng nghệ thuật Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa V (1999-2004), khóa VI (2004-2009) |
Bài, ảnh:PHAN THÀNH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Năm 2021, Cà Mau tăng trưởng 0,92%
- ·Tin đỉnh lũ Đồng bằng sông Cửu Long xấp xỉ năm 2000 là thiếu khoa học
- ·121 hộ dân ấp Vườn Bưởi đã có điện
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Hiệu quả bước đầu từ trồng thanh long ruột đỏ
- ·Khuyến cáo không nên sử dụng chất Cysteamine trong chăn nuôi
- ·Tuyên dương cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh thiếu niên
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Giá sắn cao
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Niềm tin hướng về ngày hội
- ·Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng
- ·Phước Long chuyển đổi mô hình hoạt động Đội công trình đô thị
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại Đà Nẵng
- ·Xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm hạt điều trên địa bàn Bù Đăng
- ·Khẩn trương xây dựng hệ thống thư điện tử quốc gia
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Ngành thuế đối thoại với 270 doanh nghiệp ở 4 huyện, thị