【kết quả trận sassuolo】Mỗi năm, cả nước có hơn 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm
(CMO) Theo thông tin do Đoàn giám sát của Quốc hội về an toàn thực phẩm (ATTP) cung cấp tại phiên giám sát tối cao của Quốc hội sáng nay 5/6, tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.
Cụ thể, từ năm 2011 đến tháng 10/2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc, 25.617 người nhập viện và 164 người chết. Trung bình mỗi năm có 168 vụ với trên 5.000 người mắc và gần 30 người chết.
Còn theo Báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2011-2016, đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình 668.673 ca bệnh/năm và 21 người chết/năm, trong đó chủ yếu là tiêu chảy cấp tính. Ước lượng tỷ lệ mới mắc tiêu chảy cấp do thực phẩm trong 1 năm là 25,87% dân số. Hiện, tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá vẫn được ghi nhận và diễn biến phức tạp.
Còn đối với bệnh ung thư, mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.
Đáng lưu ý, riêng kết quả kiểm nghiệm rau, quả tươi sống giai đoạn 2011-2016 cho thấy, tỷ lệ tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47%.
Về giết mổ động vật, sản phẩm động vật, tính đến năm 2016, số cơ sở nhỏ lẻ không giảm mà còn tăng thêm 285 cơ sở. Phần lớn lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ trong nước được giết mổ tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không khai báo, không được kiểm tra vệ sinh thú y,
Mặc dù Luật ATTP (năm 2010) đã quy định nguyên tắc “quản lý ATTP được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP”, song số lượng cơ sở được thanh tra, kiểm tra, áp dụng quy trình sản xuất bảo đảm chất lượng còn chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể, trong chăn nuôi mới có 11.230 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình Viet GAP); trong sản xuất rau mới có hơn 12.000 ha rau an toàn trên tổng số 823.000 ha diện tích trồng rau cả nước (chiếm tỷ lệ 1,5%); trong nuôi trồng thuỷ sản mới có 1.553ha/1.278 triệu ha diện tích nuôi thuỷ sản áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP)./.
Theo SGGP online
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·VNPT sẽ có Chủ tịch hội đồng thành viên mới vào đầu năm 2015
- ·4 công ty cao su của VRG ở Bình Phước đều vượt kế hoạch sản lượng
- ·Quản lý hồ sơ trên môi trường mạng
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Cục thuế tỉnh: Thu ngân sách năm 2014 vượt chỉ tiêu
- ·Đam mê với rắn ráo trâu
- ·Nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Phân bổ 6,670 tỷ đồng thực hiện chương trình SEQAP năm 2015
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Xã Tân Trung nỗ lực xây dựng nông thôn mới
- ·Chủ động tiết kiệm chi để thực hiện tăng lương
- ·Hàn Quốc là nhà đầu tư hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Đội Du kích tí hon Hàm Rồng
- ·Cựu chiến binh góp sức xây dựng nông thôn mới
- ·Nhớ những ngày chiến dịch
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Ngôn ngữ ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm