【bóng đá kết quả giải vô địch ý】Thủ tướng: Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy
Hôm nay, Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương để bàn về giải pháp ứng phó với dịch Covid-19 | |
Đã có nghị quyết về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 | |
Chính phủ yêu cầu giải pháp ứng phó kịp thời, đột phá khi dịch bệnh được ngăn chặn |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP |
Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 được tổ chức với 30 điểm cầu truyền hình tại Trung ương và 63 điểm cầu tại địa phương, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chống dịch như không bố trí hơn 20 người trong một phòng, bảo đảm khoảng cách ghế ngồi…
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng nhắc ngay việc không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay khi sự lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi. Cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 về cách ly xã hội.
Theo Thủ tướng, thế giới đã có 209 quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Covid-19, gần một nửa dân số thế giới đang phải cách ly ở nhà, gần 100.000 người đã chết. Chưa bao giờ trong những thập kỷ gần đây lại xảy ra đại dịch lớn như vậy.
Trong bối cảnh đó, tất cả các nước trên thế giới gần như đều đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp mạnh để kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay. Đối với nước ta, người đứng đầu Chính phủ cho biết, nước ta có độ mở nền kinh tế cao, dịch Covid-19 tác động mạnh và sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Do đó, Thủ tướng khẳng định: “Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị âm trong phát triển”.
"Sau dịch Covid-19 phải làm sao để nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù những tổn thất rất to lớn do dịch mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một Việt Nam độc lập, tự cường. Trong lịch sử, Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức nhờ khí phách dân tộc, sự quyết tâm, đồng thuận trên dưới một lòng. Điều này đã và cần được phát huy không chỉ trong chống Covid-19 mà ngay trong thời gian tới để khắc phục sự đổ gãy của nền kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, nhiều tổ chức quốc tế như WB, ADB, Fitch đều nhận định lạc quan về tình hình và sự phục hồi của kinh tế Việt Nam. Hãng tín nhiệm Fitch vẫn xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, năm 2021 Việt Nam có thể tăng trưởng 7,3%.
Tập trung thực hiện các biện pháp hỗ trợ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP |
Nói đến giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cho biết, hiện có hai gói hỗ trợ, một là gói chính sách tiền tệ khoảng 300.000 tỷ đồng.
“Tinh thần là không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, không bắt doanh nghiệp trả nợ ngay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tiếp tục giảm lãi suất cho vay cả khoản vay hiện có và vay mới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung thực hiện hiệu quả kích cầu nội địa. Đây là biện pháp các nước áp dụng rất rộng rãi.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có Nghị định về gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn triển khai Nghị định này. Gói giãn, hoãn thuế tổng số tiền khoảng 180.000 tỷ đồng và sẽ có 98% số doanh nghiệp được hưởng lợi.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong chỉ đạo điều hành phải thay đổi cách làm quyết liệt hơn, càng khó khăn càng phải tập trung cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tham gia hội nghị cần hiến kế cho Chính phủ và các bộ, ngành cần cắt giảm thủ tục nào để khắc phục khó khăn.
Nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, FDI, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có hội nghị toàn quốc với các doanh nghiệp để lắng nghe doanh nghiệp nêu các ý kiến, đề xuất.
Các địa phương cần phải nắm bắt xu thế chuyển dịch vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có những cải cách vượt trội về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Một mắt bị hỏng vẫn được cấp giấy khám sức khỏe thị lực 10/10
- ·Người Hà Nội khổ vì kiến ba khoang: Giữa đêm cả nhà soi đèn tìm kiến
- ·Bác sĩ giảm 20kg trong một năm: Công thức từ cà phê và trứng
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Khối u hai bên to như 2 quả bưởi khiến cụ ông khó ăn uống
- ·Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú
- ·Khi có triệu chứng, bệnh ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Làm thế nào để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể?
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Hành trình chiến thắng ung thư của 3 người phụ nữ
- ·Chạm ngưỡng “thiên đường” mùa xuân
- ·Bụng bia có thể khiến quý ông "yếu" đi 46% về mặt này
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Làm thế nào để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể?
- ·Phụ nữ Việt nên sàng lọc ung thư vú ở lứa tuổi nào?
- ·Bệnh nhân ung thư xúc động nhận quà 20/10 từ bác sĩ ngay khi đang hóa trị
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·"Dở khóc dở cười" vì xăm hình bố mẹ kín lưng, xăm quan tài kèm tên tình cũ