【cúp anh fa】Năm 2014: Ưu tiên điều hành giá các mặt hàng thiết yếu
Kiểm soát giá để ổn định kinh tế vĩ mô
Trong định hướng về công tác quản lý, điều hành giá năm 2014, Cục Quản lý giá cho biết sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường, khuyến khích cạnh tranh về giá, áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá theo quy định của pháp luật hiện đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế.
Đồng thời tiếp tục điều hành giá điện, giá xăng dầu, giá than cho sản xuất điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước điều hành, giao kế hoạch, hàng hóa dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng dự trữ quốc gia chi từ ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát xoay quanh mức 7%.
Một trong những ưu tiên trong năm tới được Cục Quản lý giá đề ra đó là theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, xử lý, phân tích và dự báo thông tin giá cả thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tăng cường quản lý giá thông qua các biện pháp như kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hóa dự trữ Nhà nước, hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá… Chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thỏa thuận giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Ưu tiên điều hành giá các mặt hàng thiết yếu
Đối với xăng dầu, Cục Quản lý giá cho biết sẽ bám sát theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản của Chính phủ sửa đổi bổ sung của Chính phủ (nếu có); kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế, trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá.
Bên cạnh đó, chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tổ chức tốt khâu nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, bảo đảm không được để thiếu nguồn, cũng như không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây tình trạng bất ổn cho thị trường trong nước; thực hiện tiết giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện giãn tần suất và biên độ tăng giá khi giá thế giới tăng.
Việc điều chỉnh giá điện được thực hiện theo từng bước có lộ trình với nguyên tắc có kiềm chế, có tính đến điều kiện kinh tế, xã hội tại thời điểm điều chỉnh và phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, hạn chế tác động đến sản xuất và đời sống xã hội.
Về giá than bán cho điện, căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, trên cơ sở báo cáo chi tiết của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam về kết quả kiểm toán giá thành than năm 2011, năm 2012, năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương tính toán và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giá than bán cho sản xuất điện cụ thể, hướng đến mục tiêu giá than bán cho điện bù đắp được giá thành toàn bộ như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.
Đối với giá lúa gạo, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, kịp thời công bố giá thành sản xuất lúa kế hoạch và mua thóc định hướng vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ Đông Xuân năm 2013-2014 và vụ Hè thu năm 2014 để các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa.
Về lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, từ 2013-2018 theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, năm 2014, giá dịch vụ khám chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi phí trực tiếp gồm tiền thuốc, dịch truyền, máu..; tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
Giai đoạn 2014-2017, giá dịch vụ khám chữa bệnh được tính trên cơ sở các khoản chi phí trực tiếp nêu trên; chi phí tiền lương, tiền công; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí trả lãi tiền vay; chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện. Giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ.
Đối với giá dịch vụ giáo dục (học phí), theo Cục Quản lý giá, sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí năm học 2014-2015 từng bước điều chỉnh học phí được quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại các bậc mẫu giáo, phổ thông cơ sở, học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Nhân rộng mô hình sản xuất thế mạnh
- ·Hớn Quản khởi công dự án nâng cấp đường Bù Dinh
- ·Gần 90% nợ xấu trong cho vay theo Nghị định 67
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg
- ·Thống kê nhanh, kịp thời có phương án khắc phục diện tích cây rừng bị đổ, ngã
- ·Trải nghiệm cùng con
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Thời tiết ngày 5
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Bình Phước: Hơn 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh phía Bắc
- ·Chắp cánh cho sinh viên khởi nghiệp
- ·“Cú hích” cho sản phẩm OCOP
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Cà Mau có 9 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2022
- ·Bổ sung thức ăn cho tôm từ lúa mộng
- ·Bước đột phá từ chủ động hội nhập
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Cảnh báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra về thực phẩm