【kèo cadiz】Ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đúng, trúng để đạt lợi ích kinh tế
Chính sách ưu đãi sẽ tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực DNNVV, tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Ảnh: ST |
Theo cơ quan soạn thảo, những giải pháp đề ra cơ bản không làm ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước (NSNN) và đặc biệt được “thiết kế” để tránh tình trạng ưu đãi dàn trải, làm giảm hiệu quả của chính sách khuyến khích, hỗ trợ.
Mức ưu đãi cao hơn giai đoạn trước
Ở nước ta, hiện số lượng DNNVV chiếm đa số trong tổng số DN đang hoạt động và đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội. Vì vậy, để việc hỗ trợ DNNVV được khả thi trong thực hiện thì chính sách thuế là một trong các công cụ được xem xét áp dụng. Trên thực tế, Nhà nước đã thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho đối tượng này trong giai đoạn từ 1/7/2013 đến hết năm 2015. Từ 1/1/2016, DNNVV nộp thuế TNDN theo mức thu 20%. Để tiếp tục khuyến khích DNNVV phát triển, cụ thể hóa quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, Bộ Tài chính dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng một số chính sách ưu đãi về thuế TNDN nhằm thúc đẩy DN phát triển, mở rộng sản xuất và đặc biệt là khuyến khích các hộ, cá nhân kinh doanh chuyển sang hoạt động theo mô hình DN với mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020.
Chính sách đầu tiên được đưa ra là giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 15%- 17%. Cơ quan soạn thảo cho hay, việc giảm thuế suất thuế TNDN xuống mức 15% - 17% đảm bảo sự khuyến khích đối với DNNVV. Mức này bằng với mức thuế suất ưu đãi áp dụng cho các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và theo mức thuế suất này thì mức độ khuyến khích đối với DNNVV thậm chí còn cao hơn giai đoạn 2014-2015.
Trên cơ sở các quy định của Luật thuế TNDN, Luật Đầu tư, để không xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách thông qua việc thành lập các công ty con, công ty liên kết, Bộ Tài chính đã liệt kê một số trường hợp dự kiến sẽ không được hưởng các chính sách này. Các đối tượng đó gồm: Công ty con hoặc công ty có quan hệ liên kết mà DN trong quan hệ liên kết không phải là DN thuộc các đối tượng quy định tại Nghị quyết này; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ nhà ở xã hội quy định tại Luật thuế TNDN), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; thu nhập từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Lý giải việc lựa chọn đối tượng hưởng ưu đãi, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho hay: Hiện nay, trong các Luật và văn bản hướng dẫn, DNNVV được phân chia theo rất nhiều tiêu chí, từ vốn, lĩnh vực, ngành nghề đến doanh thu, số lượng người lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí vốn hay phân biệt theo lĩnh vực, ngành nghề làm cơ sở xác định đối tượng DN được ưu đãi sẽ có bất cập. Đặt trong xu thế DN sản xuất, kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực hiện nay thì tổng số vốn ghi trên bảng thống kê tài sản bao gồm cả vốn đăng ký và vốn vay không phản ánh đúng quy mô hoạt động của DN. Nói cách khác, vốn đăng ký kinh doanh của DN khác biệt rất lớn với số vốn DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế, con số đó không có nhiều ý nghĩa cho công tác quản lý của Nhà nước đối với DN. Vì vậy, việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau theo từng ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi sẽ tạo khó khăn cho cả việc thực hiện của DN cũng như công tác quản lý của cơ quan Thuế. Trong khi đó, việc sử dụng tiêu chí doanh thu có ưu điểm là phản ánh thực chất tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đồng thời phù hợp với kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.
Cũng theo bà Hằng, trong giai đoạn 2008-2015 khi kinh tế suy thoái, Quốc hội cũng từng có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho nhóm DNNVV và những ưu đãi khi đó cũng được xác định căn cứ trên tiêu chí doanh thu và lao động.
Tạo lực đẩy cho hộ, cá nhân kinh doanh
Song song với việc đưa ra chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động, để tạo ra động lực mạnh mẽ trong khuyến khích các đối tượng là hộ, cá nhân kinh doanh chuyển lên DN, Bộ Tài chính cũng đề xuất thực hiện chính sách riêng cho các đối tượng này. Cụ thể: Miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với DN thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh. Sau thời gian miễn thuế này, trường hợp DN mới thành lập từ hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi (thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế) tương ứng theo quy định của pháp luật về thuế TNDN. Hết thời gian miễn thuế và thời gian hưởng ưu đãi thuế (nếu có), DN thực hiện mức thuế suất thuế TNDN tương ứng với điều kiện thực tế của DN theo quy định tại Nghị quyết này và quy định của pháp luật về thuế TNDN.
Giải pháp này sẽ góp phần khuyến khích hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi lên DN, phù hợp với quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV. Sau khi chuyển đổi từ hộ, cá nhân kinh doanh lên DN, DN sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, với các kênh huy động vốn chính thức. Khi có tư cách pháp nhân thì hàng hóa của DN cũng dễ được đưa vào hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo điều kiện để phát triển và bảo vệ thương hiệu, thuận lợi trong việc huy động vốn. Việc chuyển đổi thành DN giúp quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với thị trường. Không những thế, việc hỗ trợ trực tiếp cho các DN mới chuyển lên từ hộ kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho họ tích tụ vốn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN; tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% đã được xác định trong Nghị quyết số 10- NQ/TW.
Đánh giá cụ thể hơn về tác động của những chính sách trên, đại diện lãnh đạo Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực DNNVV, tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện các giải pháp này có thể làm giảm thu NSNN khoảng 9.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, giải pháp giảm thuế suất cho DN nhỏ và siêu nhỏ làm giảm khoảng 6.500 tỷ đồng và giải pháp miễn thuế trong vòng 2 năm đối với DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh làm giảm khoảng 2.722 tỷ đồng/năm. Tuy việc giảm nghĩa vụ này trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN nhưng về dài hạn sẽ tạo điều kiện để DN nhỏ và siêu nhỏ tăng tích tụ, tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng thu từ thuế TNDN cho NSNN vào những năm sau. Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các luật thuế, tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế.
Trước ngày 1/1/2014, Luật thuế TNDN quy định thuế suất áp dụng chung là 25%. Từ ngày 1/1/2014, Luật số 32/2013/QH13 đã quy định lộ trình áp dụng thuế suất thuế TNDN, theo đó từ 1/1/2014 áp dụng thuế suất phổ thông là 22% và từ ngày 1/1/2016 là 20%; riêng DN có quy mô nhỏ và vừa (doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 1/7/2013, sớm hơn so với lộ trình nêu trên. Như vậy, hiện nay, DNNVV đang áp dụng mức thuế suất như đối với DN nói chung là 20%. |
Dự thảo Nghị quyết sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội đồng ý đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của năm 2019. Dự kiến đến tháng 10/2019 mới có thể trình Quốc hội và nếu thuận lợi sẽ thông qua ngay tại kỳ họp này và có hiệu lực từ 1/1/2020. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Tuổi trẻ thành phố ra quân tình nguyện xây dựng đô thị văn minh
- ·Thủ tướng tặng Bằng khen cho 10 cá nhân thuộc Tổng cục Hải quan
- ·Thanh Hóa: Xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, xuất cảnh đi lao động trái phép ở nước ngoài
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Ocean Group hẹn ngày công bố báo cáo tài chính 2021 vào 15/6
- ·Bắc Ninh: Tạm giữ hình sự tài xế xe Mercedes tông chết người chiều mùng 1 Tết rồi bỏ trốn
- ·IVB chính thức tham gia thu thuế xuất, nhập khẩu
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Hội đồng Đội Trung ương hỗ trợ xây dựng nhà Khăn quàng đỏ tại Phú Vang
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/3
- ·Rà soát, chấn chỉnh toàn diện để thị trường phát triển bền vững
- ·Tin chuyển nhượng 26/3: MU ký Kovacic, Tottenham bán Hugo Lloris
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Hé lộ đội bóng V
- ·Gel rửa mặt chịu thuế NK 27%
- ·Báo Hànộimới kêu gọi các tấm lòng hảo tâm chia sẻ với nạn nhân vụ cháy tại Thanh Xuân
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Xã Thủy Thanh khánh thành trụ sở làm việc mới