会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá tỉ số】Sống giữa tình thương!

【bóng đá tỉ số】Sống giữa tình thương

时间:2025-01-15 07:51:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:427次

Báo Cà Mau(CMO)Những năm 1970, quê hương tôi nhuốm chiến tranh ảm đạm, trùm phủ tóc tang. Cũng là ngày gia đình tôi phải gánh chịu cảnh con mất mẹ, chị mất em giữa bom cày đạn xới!

Một lớp học thời chống Mỹ. Ảnh tư liệu

Hai tuổi, năm 1954 cha đi tập kết khi mẹ mới sinh Tuyết Hồng (đứa em gái). Mẹ công tác bí mật, thường đi hoạt động vắng nhà. Tôi và Tuyết Hồng được ngoại và dì Út chăm sóc dưỡng nuôi. Lớn lên không biết mặt cha, không biết họ hàng bên nội. Ngoại kể rằng, ngày xưa có người lính Cụ Hồ tên Trần Đình Sách, quê ở tận Quảng Ngãi, ngoại thương nên gả đứa con gái tên Phan Thị Cường. Họ thành vợ thành chồng vào những năm chiến tranh chống Pháp. Đứa con gái đầu lòng (là tôi) được sinh ra ngày 1/10/1952, cha đặt tên là Khánh Hoa. Đứa kế là Tuyết Hồng. Tôi giống mẹ, còn Tuyết Hồng giống cha như đúc.

Năm 1966, hai chị em tôi đi học sư phạm huyện Duyên Hải. Cô giáo dạy khoá đầu tên Mỹ Huê, lớn hơn tôi hai tuổi. Chị em tôi quen nhau lâu lắm rồi, lúc còn nhỏ xíu khi chế ở đội vũ xã Mười Sao, thường đóng nhà ngoại, được ngoại thương yêu, đùm bọc như đứa cháu ngoại của mình.

Mãn khoá, hai chị em tôi về dạy học ở xã Năm Căn. Chúng tôi được phân công dạy xa nhà, tôi dạy ở ấp Cái Nai cặp lộ xe Năm Căn. Còn Tuyết Hồng dạy bên kia lộ. Tuy con lộ bị phá đứt quãng không cho xe từ Cà Mau xuống Chi khu Năm Căn, nhưng thỉnh thoảng lính từ Năm Căn biệt kích vào lộ xe, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Những năm này giáo dục Năm Căn phát triển mạnh: trường xã mở lớp 4 đặt tại Lô Ráng; các ấp đều có lớp học. Ngã Oát, Tắc Năm Căn mở lớp dạy chữ Hoa cho con em người Hoa. Thầy giáo người Hoa từ Sài Gòn vào, dạy từ lớp 1 đến lớp 7…

Năm 1967, phong trào “tòng quân” sôi nổi, rầm rộ trong Đoàn thanh niên toàn xã Năm Căn. Các em học sinh 15, 16 tuổi và nhiều thầy, cô giáo (cả thầy giáo Hoa kiều) “xếp bút nghiên” lên đường đi đánh Mỹ…

Giai đoạn từ 1969 đến những năm 1970, Tuyết Hồng dạy học ở Cây Thơ, chế Mỹ Huê dạy lớp 4 trường xã đóng ở Tắc Năm Căn. Chế Huê và Hồng sống gần nhau, tôi thấy yên tâm hơn. Giặc đánh rát quá, nên chúng tôi ít liên lạc được nhau. Ở phía bên này lộ, tôi phải thường xuyên chạy biệt kích nhảy dò. Ở bên kia lộ, hai chị em họ gặp những trận càn lớn của căn cứ Hải quân Năm Căn đánh dài ngày vào vùng căn cứ…

Ngày 16/3/1971, nghe tiếng trực thăng gầm rú, tiếng pháo nổ hướng Ngã Oát văng vẳng… Khi im tiếng súng, các chú ở địa phương - nơi tôi đang dạy học (Cái Nai, cách xa Ngã Oát khoảng mươi cây số), chạy đến báo tin má tôi bị trực thăng bắn chết rồi. Tôi đau đớn, tim như rạn vỡ… Kể từ đây, hai chị em tôi côi cút, bơ vơ, thiếu cha, không mẹ.

Lúc này giặc tăng cường đánh phá, dồn dân vào “ấp chiến lược”, trường lớp không có học sinh. Các chú ở xã điều Tuyết Hồng về cơ quan Xã uỷ công tác và dạy lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ xã. Tôi vẫn còn dạy ở Cái Nai. Đêm thứ Bảy, ngày 19/5/1971, pháo từ căn cứ Mỹ Năm Căn bắn xối xả vào Ngã Oát, Hàm Rồng. Một trái pháo nổ ngay cơ quan Xã uỷ Năm Căn làm nhiều người bị thương, Tuyết Hồng và Hồng Thu hy sinh tại chỗ.

Thêm một lần nữa tôi nhận tin sét đánh, nỗi đau chồng chất, tôi ngất đi tự lúc nào, khi tỉnh lại thấy mọi người vây quanh, động viên an ủi… Em tôi ra đi không để lại tấm hình. Giờ trên bàn thờ chỉ có tấm bằng “Tổ quốc ghi công” và tấm tranh thêu Hoa hồng có đề chữ:
TUYẾT HỒNG
Em đi kháng chiến tròn mười bốn.
Mười tám tuổi xuân biệt cõi đời.
Giặc giết em tôi - cô giáo trẻ
Em sống trung thành, chết thuỷ chung!
”.

Chế Mỹ Huê nói, chế thêu “Hoa hồng” để nhớ mãi về em.

Năm 1972, tôi được Tiểu ban Giáo dục Duyên Hải - Cà Mau cho đi học SPT3. Đường về huyện phải qua kinh xáng Cái Ngay, nơi tàu giặc thường xuyên qua lại bắn phá, nơi lính Mỹ biệt kích vào chặn và diệt các đoàn cán bộ, bộ đội qua sông. Tôi đến Ban Tuyên huấn huyện Duyên Hải trong rừng đước Nhà Hội, hy vọng gặp lại chế Mỹ Huê để trút cạn tâm tình sau bao ngày xa cách. Không gặp được, vì chế đang công tác ngoài vùng ven sông Bảy Háp (Bàu Hầm, Cái Keo). Chỉ có chế Năm Hồng và Tuyết Nhanh ở xã Viên An cùng đồng hành với tôi về Trường SPT3. Giao liên đưa chúng tôi từ Nhà Hội qua kinh Ông Đơn, rồi len lỏi vào những con kinh, con rạch có rừng đước, rừng lá dừa nước để cuối cùng đưa chúng tôi đến Bàu Hang.

Ban đầu, học viên được gởi vào nhà dân, khi xây cất xong chúng tôi mới trở về tổ học tập. Tôi được xếp vào tổ 3, trong ngôi nhà nằm trên một cù lao. Phía trước là con rạch Bàu Hang, có rừng đước, mắm, cây bần và lá dừa nước. Sau lưng là đồng ruộng, vườn dừa. Muốn đi đến lớp học, phải qua hai nhịp cầu khỉ bắc qua con rạch nhỏ và bãi bùn lầy.

Về đây, tôi được sống trong tình yêu thương của thầy cô, anh chị, bạn bè cảm thấy bớt đi cô quạnh, vơi đi được nỗi buồn sâu thẳm. Tổ tôi còn có chị Hồng Cẩm, học chưa được bao lâu thì bị bệnh liên miên, nhức xương cốt… Y tế kết luận chị bị bệnh “hủi” nên nhà trường cho chị về địa phương. Ngay tiễn chị đi, nước mắt hoen mi, những giọt nước mắt theo chị suốt quãng đường trở lại quê nhà. Sau ngày giải phóng, tôi biết được tin tức về chị, biết được bệnh của chị là do di chứng chiến tranh để lại. Những lần họp mặt SPT3 đều có chị tham gia, tình cảm của chị đối với trường và bạn bè vẫn như xưa…

Nhớ về ngày ấy, không biết sao mọi người cứ cho tôi có khiếu “nói gièm”. Nếu muốn xin thức ăn trong dân như dừa, rau, cá mắm, mọi người đồng hè cử tôi đi. Bà con thương tình, hễ nghe tôi “nói gièm” thế nào cũng cho, lâu ngày trở thành biệt danh “Nói gièm”. Tôi thì chịu mang tiếng “làm xấu” đi xin bằng cách “nói gièm” cho cả tổ được nhờ. Nhớ lời Bác dạy không bao giờ dám lấy “cây kim, sợi chỉ, trái ớt, trái cà” khi chưa có sự đồng ý của bà con. Mỗi khi gặp lại, mọi người thường nhắc lại chuyện cũ ngày xưa, của một thuở Bàu Hang chan chứa nghĩa tình.

Đồng Bàu Hang, đất ruộng nước ngọt có các loại cá đồng như cá lóc, trê, rô, sặt; dưới sông thì tôm nhiều lắm. Người dân Bàu Hang tốt bụng, cho mượn đất cất trường, cất nhà ở cho các tổ học viên. Những cọng rau, những con cá nghĩa tình đã nuôi chúng tôi suốt thời gian dài học tập. Bà con bảo vệ an toàn, cho đến khi trường mãn khoá.

Tôi còn nhớ ngày về thăm Bàu Hang có gần đủ học viên, có thầy Bảy Tân, cô Ba Thịnh. Chúng tôi được gặp gỡ người dân xóm Bàu Hang, có cả chính quyền xã Nguyễn Huân, chính quyền ấp Bàu Hang tham dự. Thầy Hiệu trưởng Bảy Tân phát biểu ôn lại những kỷ niệm của một thời sống đậm tình yêu thương của bà con nơi đã từng đùm bọc, chở che để Trường SPT3 hoàn thành nhiệm vụ, tung cánh muôn phương đi gieo chữ khắp miền sông nước Tây Nam Bộ.

Tôi xúc động khi gặp lại chú thím Tư Cường, người cho mượn đất cất trường. Chú thím đã từng chịu cảnh đau thương khi đứa con trai bị đứa bạn nhỏ cùng xóm ngày ấy vô tình lấy súng của trường làm cướp cò, con chú chết. Chú không oán giận, chú vui vẻ đón thầy cô và chúng tôi như đón những người thân trở về. Ngày họp mặt Trường SPT3 tại Cần Thơ, chỉ có thím Tư Trần Thị Ảnh về dự, chú Tư Cường mới mất vài tháng trước. Tôi xin được viết những dòng cảm xúc, làm nén tâm hương kính viếng hương hồn chú Tư.
Giờ thì không còn mẹ và em! Hy vọng gặp được người cha kính yêu từ miền Bắc trở về không thành. Tôi tìm kiếm đã 40 năm, sau ngày giải phóng nhưng vô vọng, vì những người chung đơn vị cha không còn. Gởi hồ sơ đến “Như chưa hề có cuộc chia ly” vẫn chưa có hồi kết. Niềm an ủi hiện có là được sống trong tình thương của thầy cô và bạn bè, những người đã cùng đi qua cuộc chiến tranh đầy gian lao, thử thách!

Trần Khánh Hoa

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
  • Thủ tướng Việt Nam và Nepal nhất trí xem xét mở cửa thị trường nông sản
  • Chương trình về nguồn Qua miền Tây Bắc
  • Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội
  • Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
  • Tranh luận sôi nổi về thẩm quyền quyết định gần 10.000 dự án đầu tư
  • Quốc tế tìm giải pháp ngăn chặn bạo lực giữa Israel và Palestine
  • Nga giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 4
推荐内容
  • TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
  • Hà Nội: Kích hoạt triển khai công tác dịch Covid
  • Xúc động món quà của Chủ tịch nước gửi tới mẹ già
  • Phim điện ảnh âm nhạc “Đóa hoa mong manh” ra mắt khán giả Việt Nam
  • Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
  • Triển lãm “Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh”