【tỷ lệ kèo bóng đá tối nay】Nỗi niềm người cha ở TPHCM có 2 con trai đều chuyển giới thành gái
Đau đớn kiếp “thân sâu hồn bướm”
Nguyễn Văn Ngà (sinh năm 1988) và Nguyễn Văn Châu (sinh năm 1991) lớn lên trong căn nhà nhỏ hẹp trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4,ỗiniềmngườichaởTPHCMcócontraiđềuchuyểngiớithànhgátỷ lệ kèo bóng đá tối nay TP.HCM). Tên của hai anh em hàm chứa ước vọng của người cha một đời sống trong nghèo khó, mong các con mai này có cuộc sống “ngọc ngà châu báu”.
Chẳng ai ngờ, hai người con trai của cha sau này lớn lên lại cùng chuyển giới thành con gái.
Chị em Châu nhận ra sự khác biệt ở mình từ nhỏ. Mang hình hài con trai nhưng hai chị em lại thích mặc váy, chơi búp bê, thường lén lấy phấn son của mẹ trang điểm cho nhau.
Dáng dấp, cử chỉ của Ngà và Châu cũng rất nhẹ nhàng. Cha mẹ sớm nhận ra điều đó, thường uốn nắn hai con nam tính, cứng cỏi hơn. Người ngoài thì không bao dung như vậy. Họ gọi Châu và Ngà là “bê đê”, “bóng lộn”, thậm chí cấm con cái chơi cùng vì sợ “lây nhiễm bệnh gay”.
“Thời đó, khái niệm đồng tính, chuyển giới vẫn quá lạ lẫm nên mọi người kỳ thị ghê lắm. Chị em mình lủi thủi chơi với nhau, thế giới thu nhỏ lại trong căn phòng kín, cùng mấy đồ chơi con gái tự chế”, Châu kể.
Hành trình “come out” của chị em Châu chẳng mấy dễ dàng. Ngà là người công khai trước. Chị tự tin nuôi tóc dài, mặc đồ con gái, đánh phấn bôi son, đi giày cao gót.
Cùng với niềm hạnh phúc được sống đúng với giới tính thật là nỗi đau về thể xác, tinh thần. Châu chứng kiến chị gái chịu biết bao trận đòn roi của cha, những giọt nước mắt vừa thương, vừa giận con của mẹ.
Không chịu đựng được nỗi giày vò, Ngà bỏ đi theo gánh hát, lang bạt nay đây mai đó, làm đủ nghề kiếm sống. Quá thương xót con, vài năm sau, cha mẹ Ngà đi tìm con, khuyên con trở về nhà.
“Khi ấy mình mới hiểu, tình yêu thương và sự bao dung của cha mẹ là vô bờ bến. Cha mẹ, gia đình mãi là chỗ dựa vững chãi nhất”, Châu tâm sự.
Vài năm sau, đến lượt Châu “come out”. Cha mẹ Châu không sốc như lần đầu nhưng vẫn đau đớn. Châu thừa nhận, hành trình “come out” của mình không dữ dội như chị gái. “Chị Hai bị đánh 3 trận thì mình chỉ bị 1 trận. Có lẽ, chị là người đi trước đón đầu nên vất vả hơn”, Châu kể.
Biết ơn sự bao dung của cha mẹ
“Chẳng ai muốn mình rơi vào kiếp thân sâu hồn bướm nhưng trời sinh ra vậy thì phải chấp nhận thôi”, Châu ngậm ngùi. Điều duy nhất Châu và chị Hai có thể làm là đấu tranh với số phận, được sống thật với giới tính của mình.
Châu “come out” sau nhưng lại là người chuyển giới trước. Cô kinh doanh buôn bán nên tích cóp nhanh hơn, sớm có tiền chuyển giới.
Một buổi chiều năm 2015, trên chiếc xe máy cà tàng, cha chở Châu ra sân bay để sang Thái Lan phẫu thuật. Châu nhìn cha đứng lặng ở cửa an ninh sân bay, dõi theo con bước vào phòng chờ mà lòng thắt lại.
Năm 2018, cũng trên chiếc xe đó, một lần nữa cha chở Ngà đến sân bay. Cả hai lần tiễn con trai đi chuyển giới, người cha già đều rơi nước mắt.
Phẫu thuật chuyển giới thành công, Ngà và Châu đều trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình. Suốt thời gian hậu phẫu, hai chị em được cha mẹ chăm sóc tận tâm. Mẹ giúp hai con gái rửa vết thương, cha nấu những bữa ăn dinh dưỡng cho hai con bồi bổ. Ngày đi cắt chỉ, chị em Châu cũng được cha chở đi.
“Chị em mình vừa thương, vừa biết ơn cha mẹ. Nếu không được cha mẹ bao dung, hành trình tìm lại giới tính thật của hai chị em không thể nào trọn vẹn”, Châu nói.
Những năm tháng chật vật với nỗi đau bị “mụ nặn nhầm”, Châu hiểu, bản thân mình đau khổ bao nhiêu thì cha mẹ xót xa bấy nhiêu. Châu từng nghe người ta gièm pha cha mẹ mình là “kẻ hết phước”, “nhà mất giống”… Châu cũng từng thấy cảnh cha mẹ ngồi bần thần trước tấm ảnh hai cậu con trai thuở nhỏ.
Nhưng giờ đây, cha mẹ Châu đã hoàn toàn vượt qua khoảng thời gian nặng nề ấy. Điều duy nhất họ quan tâm là sức khỏe của con chứ không phải việc con sống trong hình hài thế nào.
“Cha mẹ luôn nói với mình và chị Hai rằng, quan trọng nhất là phải sống tốt, sống tử tế. Sức khỏe cũng quan trọng hơn nhan sắc, chỉ cần khỏe mạnh chứ không cần quá xinh đẹp”, Châu tâm sự.
Hiện tại, Ngà làm việc trong gánh hát, còn Châu kinh doanh hàng ăn. Chị em Châu không chỉ sống tốt cuộc đời của mình mà còn chăm sóc cha mẹ chu đáo.
Những ngày mẹ phải đi viện, chị em Châu thay nhau vào chăm sóc. Hằng ngày, hai chị em cũng lo cho cha mẹ cuộc sống đầy đủ, không còn cảnh chật vật mưu sinh.
Dẫu không thể sinh con nối dõi nhưng chị em Châu vẫn làm tròn bổn phận của người con bằng cách chăm sóc cha mẹ chu toàn.
“Cha mẹ mình cũng xem hai cô con gái là báu vật trên đời, gạt bỏ mọi thi phi, chỉ quan tâm đến hạnh phúc của con”, Châu chia sẻ.
Thanh Minh
Người chồng Đà Nẵng chuyển giới sau 8 năm kết hôn, vợ dặn 'phải làm thật đẹp'
Sau 8 năm kết hôn và có 2 con chung, người chồng Tiên Lê quyết định chuyển giới để sống đúng với niềm mong mỏi trong hình hài phụ nữ của mình. Ca phẫu thuật dự kiến diễn ra vào cuối năm nhưng hiện tại, mọi người đều đã quen gọi Tiên Lê là 'chị'.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Điều gì khiến mục tiêu xuất khẩu nông sản 40 tỷ USD kém khả thi?
- ·Bộ Công Thương: Đề nghị Hoa Kỳ loại nhôm thép Việt khỏi phạm vi tăng thuế
- ·Đất nước 6 tháng mới có 1 ca Covid
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Hà Nội thêm 50 ca Covid
- ·Hà Nội ghi nhận thêm 6 ca Covid
- ·Bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Khẩn tìm tất cả người đến Bệnh viện Phổi Hà Nội từ ngày 6/7
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Thêm 192 người dương tính Covid
- ·Đã có thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 116 về sản xuất, kinh doanh, NK ô tô
- ·Hà Nội ghi nhận thêm 24 ca Covid
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Bộ Công Thương tập trung nhiều giải pháp để thúc đẩy hội nhập
- ·Ngày mai, vắc xin Covid
- ·Nông sản kêu cứu: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Công Thương có kế gì?
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid