【du doan xo so bl】Trẻ sốt kéo dài không cắt: chẩn đoán có thể chưa đúng và đủ
Trẻ sốt kéo dài không cắt: chẩn đoán có thể chưa đúng và đủ
(Dân trí) - "Trẻ sốt cao không thể cắt, dù đang điều trị, không loại trừ là do trẻ mắc cùng lúc nhiều vấn đề nhưng không phát hiện đúng và điều trị đủ", bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cho biết.
Bé V.K.M, 30 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi và có chỉ định nằm viện. Tuy nhiên, các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, chảy mũi… thuyên giảm chậm chạp. Thăm khám tại khoa Nhi, Thu Cúc TCI, bác sĩ kết luận, bé không chỉ bị viêm phế quản phổi mà còn mắc nhiều tình trạng khác, đó chính là nguyên nhân trẻ không cắt sốt.
Trẻ mắc 3 vấn đề cùng lúc nhưng chỉ được chẩn đoán một
Chị N.A, mẹ của bé M cho biết, con có triệu chứng sốt cao hơn 39 độ, có hiện tượng co giật, ho kèm chảy mũi và ăn kém. Chị đã cho con cấp cứu tại một bệnh viện và được chẩn đoán viêm phổi, có chỉ định nằm viện.
Tuy nhiên, sau 3 ngày các triệu chứng của bé thuyên giảm rất chậm chạp, bé vẫn sốt cao, ho nhiều, chảy mũi, mệt mỏi… Quá lo lắng, chị đã xin cho con chuyển viện tới khoa Nhi - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
Tiếp nhận trường hợp bé M, thông qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ chỉ định cho bé làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán khác như: xét nghiệm RSV, nội soi tai mũi họng.. Kết quả cho thấy, bé M gặp nhiều tình trạng cùng lúc đó là: viêm phế quản phổi, viêm tai giữa ứ mủ bên phải và viêm mũi cấp.
Tại sao trẻ dễ mắc nhiều vấn đề hô hấp cùng lúc?
Phân tích trường hợp của bé V.K.M, bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCIcho biết, cả 3 bệnh lý bé mắc phải đều là bệnh lý viêm đường hô hấp. Đường hô hấp của trẻ nhỏ nói riêng và người trưởng thành nói chung được cấu thành từ các bộ phận: mũi, hầu họng, xoang, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Bởi cùng phối hợp thực hiện một chức năng đồng nhất, những bộ phận này liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi một hoặc một vài bộ phận vì các tác nhân tiêu cực từ môi trường như virus, vi khuẩn,... mà viêm nhiễm, các bộ phận khác cũng dễ dàng viêm nhiễm liên đới, tạo thành một vài hoặc nhiều hình thái viêm đường hô hấp chính, như: viêm mũi, viêm hầu họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Ngoài viêm mũi cấp và viêm phế quản phổi, bác sĩ Mai Hoa còn cho biết thêm bé V.K.M viêm tai giữa ứ mủ bên phải - một hình thái phụ của viêm đường hô hấp. Mặc dù không phải một bộ phận cấu thành đường hô hấp, tại sao tai bị viêm nhiễm liên đới và viêm tai giữa lại được coi là một hình thái của viêm đường hô hấp?
Theo bác sĩ Mai Hoa, viêm tai giữa khởi phát từ vòi nhĩ. Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên các chất xuất tiết mũi họng chứa các tác nhân tiêu cực, lan tỏa rất dễ dàng đến tai giữa, làm tai giữa viêm nhiễm.
"Lúc này, chỉ điều trị một bệnh lý trong các bệnh lý mắc phải là không đủ với bé. Những bệnh lý khác vẫn tồn tại. Không những thế, chúng còn có xu hướng làm tái phát hoặc làm trầm trọng bệnh lý đã được điều trị. Rõ ràng chỉ với chẩn đoán viêm phổi, bé chưa được điều trị toàn diện; các triệu chứng bệnh lý ở bé cải thiện không đáng kể là điều dễ hiểu", bác sĩ Mai Hoa chia sẻ.
5 ngày điều trị với phác đồ hạn chế kháng sinh
Sau khi đánh giá toàn diện tình trạng mà bé M gặp phải, các bác sĩ khoa Nhi Thu Cúc TCI đã lên một phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh dành riêng cho bé. Sau 5 ngày điều trị, bé đã cắt sốt hoàn toàn, hết ho và chảy nước mũi, ăn uống tốt hơn và được xuất viện.
Các bác sĩ khoa Nhi Thu Cúc TCI đưa ra lời khuyên, tình trạng viêm nhiễm liên đới giữa các bộ phận có thể xuất hiện ở các hệ "sinh tồn" khác của cơ thể trẻ, như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...
"Nếu trẻ sốt cao không thể cắt, dù đang điều trị, không thể loại trừ khả năng nguyên nhân là do trẻ đang mắc cùng lúc nhiều vấn đề nhưng không được phát hiện đúng và điều trị đủ. Kết luận này, đúng với cả những triệu chứng bệnh lý khác triệu chứng sốt", bác sĩ Mai Hoa cho biết.
Lúc này, điều cần thiết là bố mẹ nên khám cho trẻ chuyên sâu hơn để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và được điều trị với phác đồ chuẩn xác.
Khoa Nhi - Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện như Nhi Trung ương, Xanh Pôn, Thanh Nhàn,... cùng hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, giúp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác và điều trị hiệu quả.
Sức khỏe chủ độnglà chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Tháng 3 này, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI ưu đãi tới 50% dịch vụ Nhi dành cho bé. Khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Kịp thời ngăn chặn đối tượng tẩm xăng đe dọa tự sát cùng con gái
- ·Tài xế chở 2 bệnh nhân Covid
- ·Hơn 1.000 ca đột quỵ nhập viện, 4 nguyên tắc phòng tránh
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Xe khách va chạm với xe tải, hai người thương vong
- ·Cách giúp mẹ tìm được lý do con kém phát triển
- ·Giá thịt lợn bán ra đã nhích tăng
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Thủ tướng chỉ đạo một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Chi 76 triệu USD để nhập khẩu 3,9 nghìn xe bán tải nguyên chiếc
- ·Mỹ duy trì thuế chống bán phá giá tôm thêm 5 năm
- ·Biểu hiện ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang diễn tiến
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Bắt đối tượng cướp giật 430 tờ vé số của một phụ nữ
- ·Giá chung cư đã tăng 7
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng khi giá cá tra tăng nhanh
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Sự thật lãi suất trả góp 0%: Cái bẫy bí ẩn