会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của hạng nhất đan mạch】Phản bác luận điệu xuyên tạc về xử lý cán bộ sai phạm!

【thứ hạng của hạng nhất đan mạch】Phản bác luận điệu xuyên tạc về xử lý cán bộ sai phạm

时间:2025-01-26 03:50:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:366次

Ảnh minh họa: Internet

Giữ vững kỷ cương phép nước

Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến đầu tháng 5/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật gần 100 CB thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có một số CB đã bị xử lý hình sự.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã hoàn thành 7/8 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 7 tổ chức Đảng liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống TNTC theo dõi, chỉ đạo. Qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật đối với 68 tổ chức Đảng, 104 đảng viên (ĐV), trong đó có 20 CB thuộc diện Trung ương quản lý; chỉ đạo, đôn đốc 68 cấp ủy, tổ chức Đảng tiến hành kiểm tra 830 dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC,...

Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại một số ngành, lĩnh vực, một số CB, trong đó có CB chủ chốt, lãnh đạo cấp cao cũng đã bị thôi các chức vụ.

Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những CB này phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc đã có vi phạm quy định về những điều ĐV không được làm, trách nhiệm nêu gương của CBĐV,...

Từ những kết quả đã đạt, có thể khẳng định, công tác phòng, chống TNTC đã được tiến hành bài bản, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thận trọng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không bị áp lực từ tổ chức đến cá nhân nào; bảo đảm thực hiện nghiêm những kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống TNTC. Tại cuộc họp ngày 10/5/2023 đã nêu rõ, việc xử lý nghiêm minh những CBĐV vi phạm kỷ luật cho thấy hiệu quả của việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là biện pháp nhằm sàng lọc, củng cố, xây dựng đội ngũ CB, đặc biệt là đội ngũ CB cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua đó, giữ vững kỷ cương của Đảng và thực hiện nghiêm minh pháp luật của Nhà nước.

Xử lý cán bộ vi phạm có tạo nên “bất ổn chính trị”?

Thay vì ủng hộ những động thái tích cực, mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta, một số đối tượng, trong đó có cả những cá nhân là công dân Việt Nam đã cố tình bôi nhọ, suy diễn, bóp méo và gán ghép “hiện tượng” thành “bản chất” từ một số vụ việc đơn lẻ để quy chụp, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một số nhà “dân chủ mạng” vẫn lu loa về cái gọi là “khủng hoảng nhân sự cấp cao” khi một số lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta xin thôi giữ chức và được Trung ương chấp nhận. Không ít nội dung trên các trang mạng xã hội xuyên biên giới còn yêu cầu lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm, khuyết điểm của CBĐV,...(!)

Để đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc trên, chúng ta căn cứ vào thực tế hiển nhiên mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội không thể phủ nhận đó là tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc thay đổi nhân sự, kể cả nhân sự cấp cao nhất là điều rất bình thường, không có gì lạ và nghiêm trọng cả.

Ví vụ như ở Mỹ, việc những chính khách cấp cao bất ngờ “ra khỏi chính trường” cũng không phải hiếm. Đơn cử ngày 03/10/2023, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCathy (nhân vật quan trọng thứ ba, sau tổng thống và phó tổng thống) phải “rời ghế” do bị bất tín nhiệm.

Trước đó, tháng 01/2023, vị Hạ nghị sĩ này đã phải vượt qua 15 vòng bỏ phiếu mới trúng cử chức Chủ tịch Hạ viện, tuy nhiên, sau khi trúng cử, ông chỉ giữ được chiếc ghế quyền lực trong 9 tháng. Sau nhiều cuộc đàm phán trong 3 tuần, các hạ nghị sĩ Mỹ đã bầu ông Mike Johnson (đảng Cộng hòa) làm tân Chủ tịch.

Một ví dụ khác, nước Anh cũng từng trải qua 2 tháng có 3 thủ tướng. Cụ thể, tháng 7/2022, Thủ tướng Boris Johnson từ chức. Ngày 05/9/2022, Ngoại trưởng Liz Truss, 47 tuổi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo của đảng Bảo thủ và trở thành thủ tướng tiếp theo của nước Anh. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Thủ tướng Liz Truss lại kết thúc vào ngày 20/10/2022 khi nữ Thủ tướng này tuyên bố từ chức. Năm ngày sau, ngày 25/10/2022, ông Rishi Sunak chính thức trở thành Thủ tướng mới của nước Anh. Nêu lại một số việc như vậy để thấy rằng, một quan chức cấp cao thôi chức “giữa chừng” là chuyện bình thường trong đời sống chính trị - xã hội, điều này diễn ra ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ hệ thống thể chế chính trị nào.

Vì thế, trong bối cảnh mới, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, khi các thể chế chính trị tương đối hoàn chỉnh, việc thôi chức vụ của những nhân sự cấp cao khó có thể gây ra “khủng hoảng” hay “bất ổn chính trị” được, nhất là khi hệ thống chính trị, pháp lý được thiết kế bài bản, vững chắc, có nhiều tầng nấc, quy định ràng buộc.

Cũng cần khẳng định lại, việc xử lý những CB có khuyết điểm ở nước ta trong thời gian qua là sự thể hiện ý chí, quyết tâm lớn cũng như năng lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước ta trong phát hiện, xử lý những vi phạm của CBĐV, kể cả nhân sự cấp cao trong hệ thống chính trị. Thay vì xuê xoa, bao che, Đảng, Nhà nước đã có những hành động quyết liệt, nghiêm khắc trong xử lý; nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch trong phòng, chống TNTC, xử lý những CB trót “nhúng chàm”.

Đây cũng là một cách để khẳng định tính chính danh của đảng cầm quyền, giữ vững niềm tin cho ĐV và quần chúng nhân dân. Việc làm này không chỉ góp phần quan trọng làm trong sạch đội ngũ mà còn tạo xung lực mới cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực có kìm hãm sự phát triển của đất nước?

Không chỉ xuyên tạc việc xử lý CB vi phạm sẽ tạo nên bất ổn chính trị, các thế lực thù địch còn cho rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống TNTC mà Đảng, Nhà nước ta đang làm "ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, giảm thu hút đầu tư nước ngoài"?!

Đây cũng chỉ là những suy diễn vô căn cứ hoặc cố tình “hướng lái” vì mục đích xuyên tạc, chống phá. Trước tiên, cần phải nhìn nhận, TNTC tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội,...

Thời gian qua, nếu chúng ta không kịp thời trong đấu tranh, mạnh mẽ trong xử lý tội phạm này thì những con “bạch tuộc” như AIC, Phúc Sơn, Xuyên Việt OiL, Thuận An,... sẽ tiếp tục gặm nhấm nền kinh tế, những hậu quả và hệ lụy về nhiều mặt sẽ nặng nề và to lớn hơn nhiều. Hoạt động phi pháp của những doanh nghiệp này với sự tiếp tay của một số CBĐV có chức quyền không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế mà còn tác động tiêu cực đến tính liêm chính của hệ thống chính trị, tạo sự bất bình đẳng rất lớn giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, ngược lại với lo ngại của các “nhà dân chủ” về “làn sóng rời bỏ thị trường Việt Nam” thì theo số liệu mới được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong quí I/2024, đã có 6,17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 13,4% so cùng kỳ năm 2023. Trong số này, vốn đăng ký mới đạt hơn 4,77 tỉ USD, tăng 57,9 % so cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần giảm, thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn duy trì mức tăng so cùng kỳ và khá cao. Tương tự, vốn giải ngân đạt 4,63 tỉ USD, tăng 7,1% so cùng kỳ năm 2023,...

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (cập nhật ngày 19/4/2024), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ mức 5% năm 2023 dự kiến sẽ đạt 5,5% vào năm 2024, nhờ nhu cầu toàn cầu càng tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Tăng trưởng GDP thực tế dự kiến sẽ tăng trong 3 năm tới và vào năm 2026 sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình trước đại dịch Covid-19.

Ngày 20/5/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Đỗ Văn Chiến đã báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Trong đó có nội dung: Cử tri và nhân dân đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống TNTC dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống TNTC, tiếp tục đạt kết quả quan trọng, toàn diện, “nói đi đôi với làm”, thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai; các cơ quan chức năng không chỉ xử lý kịp thời, nghiêm minh người vi phạm mà còn thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước.

Đa số cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao ý kiến chỉ đạo của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng (ngày 13/3/2024), Tổng Bí thư chỉ rõ tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội,... trong đó có cả CB cấp cao, đã được ngăn chặn những vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Tổng Bí thư chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận CB và những hạn chế, bất cập trong công tác CB là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Cử tri và nhân dân rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước không ngừng, không nghỉ trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này.

Rõ ràng không hề có sự “khủng hoảng niềm tin” hay “khủng hoảng nhân sự lãnh đạo” ở Việt Nam như những suy diễn, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, thành phần bất mãn hoặc thiếu hiểu biết rêu rao trên không gian mạng. Việc một số CB lãnh đạo vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ, quy định của Đảng bị xử lý là hoàn toàn bình thường, thậm chí rất đáng hoan nghênh. Điều đó cho thấy hệ thống quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, nghiêm minh. Công cuộc đấu tranh phòng, chống TNTC tại Việt Nam đang đi đúng hướng, vừa nhân văn, vừa nghiêm khắc, vừa chặt chẽ, vừa bao dung. Việc "mạnh tay” xử lý CB kể cả CB cấp chiến lược, thay đổi CB tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của đất nước.

Sau khi những vị trí lãnh đạo cấp cao, chủ chốt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội được kiện toàn, bổ sung theo quy trình chặt chẽ. Không có sự xáo trộn chính trị nào như mong đợi của những kẻ mượn danh nghĩa “dân chủ” đã rêu rao. Một thể chế chính trị khỏe mạnh vẫn đang được vận hành theo đúng tinh thần của một đảng cầm quyền, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân./.

Hiểu đúng vấn đề biển Đông để chống luận điệu xuyên tạc

 

Hiểu đúng vấn đề biển Đông để chống luận điệu xuyên tạc 

Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc xử lý các vấn đề phức tạp trên biển Đông;...

Huyền Linh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
  • Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả
  • Cụ thể hóa các hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Mayabeque của Cuba
  • Thủ tướng bổ nhiệm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
  • Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
  • Bộ Nội vụ tổ chức thi chuyên viên cao cấp năm 2023
  • Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
  • Thủ tướng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đột phá chiến lược
推荐内容
  • Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
  • Đại hội Đoàn Trường Cao đẳng Luật miền Nam
  • Việt – Mỹ hợp tác tìm kiếm quân nhân mất tích: Khép lại dần những nỗi đau 
  • Hoàn thành các nhiệm vụ công tác kiểm sát
  • Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
  • Tỷ lệ khiếu nại sai chiếm hơn 80%