【soi keo burnley】Nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
(CMO) Chính hạn chế trong công tác quản lý đất rừng của cơ quan Nhà nước, chủ rừng thời gian qua đã tạo ra nhiều hệ luỵ khó gỡ. Giờ đây các cơ quan có thẩm quyền phải ngồi lại để tìm giải pháp gỡ cái khó do chính quá trình quản lý của mình tạo ra. "Vô cùng khó nhưng cũng phải làm và làm cho dứt điểm bởi không còn cách nào khác hơn”, ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, nhận định.
Bài 3: Hệ luỵ khó gỡ
Để tháo dần các nút thắt trong lâm phần rừng U Minh Hạ, trước tiên là phải xoá bỏ những mâu thuẫn từ chính các cơ quan, đơn vị quản lý rừng. Câu chuyện mâu thuẫn này có lẽ dân của xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời bức xúc nhất.
Mâu thuẫn từ chính các đơn vị quản lý
Trước tiên là người dân Ấp 5, vào năm 2000, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định 1398/QĐ-CTUB ngày 31/12/2000 về phê duyệt dự án quy hoạch lại sản xuất và dân cư của một số tiểu khu thuộc Lâm Ngư trường Công ích Trần Văn Thời. Khi đó, có khoảng 287 hộ đang nhận khoán đất rừng trong các tiểu khu được di dời ra khu vực Ấp 5 và được cấp đất sản xuất nông nghiệp. Theo quyết định này, cho phép nơi đây chuyển mục địch sử dụng đất và phần rừng trong các tiểu khu chuyển thành 100% rừng, thay vì 70-30%. Khi di dời ra khu vực này, nếu là hộ gốc được cấp 2 ha, còn hộ mới thì cấp 1,5 ha, có hộ chỉ 1,2 ha.
Trồng tràm thâm canh, hướng đi mới đảm bảo đời sống người dân khu vực rừng tràm. |
Tuy nhiên, gần đây Sở NN&PTNT lại ban hành Công văn số 1770 ngày 30/10/2013, buộc người dân Ấp 5 phải thực hiện theo đúng quy chế quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của Chính phủ, tức 70% rừng và 30% là sản xuất kết hợp. Sự mâu thuẫn này tạo ra nhiều khó khăn cho người dân cũng như chính quyền địa phương trong tổ chức sản xuất và quản lý. Ông Trần Thanh Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết, đa phần người dân ở khu vực này nghèo, đất được cấp lại ít, nếu thực hiện 70% rừng thì không đảm bảo cuộc sống, người dân khó lòng đồng tình.
Trước thực trạng này, ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, “Nếu có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì chấp hành theo quyết định đó”.
Việc giao đất, giao rừng về cho địa phương quản lý nhưng kinh phí phục vụ công tác phòng, chống cháy rừng hằng năm còn nhiều hạn chế, như đã qua, cũng là một bất cập. Chính bất cập này có lẽ là nguyên nhân khiến một số xã tiến hành ăn chia 5% với người dân được giao đất, giao rừng.
Về việc ăn chia 5% với xã thời gian qua, ông Nguyễn Như Độ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, khẳng định: “Việc thu đó không đúng theo quy định”. Bởi lẽ, theo ông Độ phân tích, trước đây khi lâm trường còn là chủ sở hữu thay mặt Nhà nước về đất lâm nghiệp, tức là lấy đất này giao khoán cho dân thì có cơ chế giao khoán và ăn chia theo Nghị định 01 của Chính phủ, sau này là Nghị định 135. Còn khi giao về cho xã thì xã là đơn vị thay mặt Nhà nước đứng ra quản lý, cấp lại cho dân và người dân chỉ thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Ông Độ nói, theo quy định mới nhất có hiệu lực vào năm 2016, đối với phần đất xã giao cho người dân quản lý sử dụng thì khi thu hoạch sẽ nộp lại cho xã bằng 80 kg lúa/ha để phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị phòng, chống cháy rừng.
Một vấn đề nan giải hiện nay chính là giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp trong thời gian qua cũng như sắp tới. Đã cấp thì thu hồi bằng cách nào, do hiện đa phần sổ này đang nằm trong ngân hàng. Ông Phạm Văn Khởi, Ấp 15, xã Nguyễn Phích, cho biết: "Gần như ở đây không có hộ nào còn sổ ở nhà, mà sổ gởi ngân hàng từ thời còn sổ xanh. Khi được sổ đỏ cũng chẳng mấy hộ mang về tới nhà, bị ngân hàng "gỡ tay" ngay tại chỗ".
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Ngọc Diệp nhận định, cấp mà thu hồi sẽ đụng đến quyền lợi của dân. Bởi khi cấp lại, cấp mới thì chỉ cấp chung là đất lâm nghiệp, không có đất vườn, đất lúa như đã qua, nên không khéo dân sẽ phản ứng. Mặc dù biết khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì thời hạn sử dụng lên đến 50 năm, việc có đất ở để người dân ổn định lâu dài là hợp lý và vô cùng cần thiết nhưng trong quy chế quản lý thì không cho phép.
Cân nhắc khi cổ phần hoá Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất lâm nghiệp thời gian qua là hồi chuông báo động cho việc cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ thời gian tới. Theo ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, khi công ty được cổ phần hoá hoàn thành thì khoảng 17.000 ha đất lâm nghiệp hiện nay đang giao khoán, phải chuyển về cho địa phương quản lý. Bởi theo quy định, phần diện tích này không thể đưa vào cổ phần.
Thực tế đã qua, mặc dù chỉ mới giao về cho địa phương quản lý khoảng 12.600 ha nhưng đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó, nếu tiến hành cổ phần hoá, giao thêm diện tích khá lớn đất rừng về xã là vấn đề cần được cân nhắc.
Ông Trần Văn Thức đánh giá, thực tế thời gian qua, đối với đất lâm nghiệp, nếu để cho các chủ rừng quản lý thì hiệu quả hơn nhiều khi giao về cho địa phương, từ công tác quản lý, phát triển rừng cho đến dịch vụ đầu vào, đầu ra, giúp đỡ dân trong phát triển rừng.
Liên quan đến vấn đề cổ phần hoá, ông Hiếu còn lo ngại hiện công ty đang quản lý hàng trăm ki-lô-mét bờ đê bảo vệ vùng rừng U Minh, nếu giao về cho địa phương không khéo sẽ khó giữ nổi.
Liên quan đến tiến trình cổ phấn hoá, ông Trần Ngọc Diệp cũng cho rằng, nên để giải quyết dứt điểm những tồn tại hiện nay. Ngoài ra, trên thực tế thời gian qua chỉ mới giao diện tích còn khá nhỏ nhưng địa phương vẫn chưa quản lý nổi, điều này thể hiện ở việc tỷ lệ cấp cho dân còn rất thấp. Nếu tiếp tục giao thêm thì việc quản lý vô cùng khó, đặc biệt là công tác phòng, chống cháy rừng.
Những năm gần đây, khi đất rừng đang có thế đứng mới, theo đó là phát sinh nhiều vấn đề, nhất là tình trạng tranh chấp; nếu công tác quản lý không được thực hiện một cách khoa học và bài bản./.
Bài 1: Sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Bài 2: Lỏng lẻo trong quản lý
Song Nguyễn
Riêng tình trạng đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, cần có báo cáo cụ thể hiện nơi nào trong lâm phần người dân đã đưa nước mặn vào nuôi tôm. Những khu vực đó có thể khôi phục lại được rừng hay không và nếu khôi phục lại được thì có giúp người dân ổn định cuộc sống hay không. Cần đề xuất Trung ương điều chỉnh quy hoạch những nơi thật sự người dân không thể sống bằng lâm nghiệp. Nếu như điều chỉnh không được thì ngành chức năng phải nghiên cứu mô hình gì giúp người dân sản xuất. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 23/01/2016: Bắc Bộ rét đậm, rét hại
- ·Thủ tướng phát lệnh khởi công dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu CNC Hòa Lạc
- ·Trong gái, ngoài trai mới được đổi phận?
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 19/12/2016
- ·Bộ Công an giới thiệu nhân sự vào Trung ương
- ·'Không để thế lực xấu lái luật pháp đi con đường khác'
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Triển khai chặt quy trình giới thiệu nhân sự
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Nếu gia đình ông Chấn có công, cũng chưa có cách thưởng
- ·Trọng án tham nhũng xử trước Đại hội: Ai phải hầu tòa?
- ·Wifi miễn phí ở các chợ hoa lớn dịp Tết
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào?
- ·Ông chủ HTX đưa từng gánh rau bỏ chợ
- ·Phê phán hành động bạo lực của phần tử quá khích Campuchia
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Danh sách các địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2016