【soi kèo betis】Gia hoá giống cua để tạo đột phá
Ở Cà Mau, cua biển được đánh giá là đối tượng thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao, chỉ sau con tôm. Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, năm 2016, diện tích nuôi cua của tỉnh khoảng 220.000 ha, sản lượng 17.400 tấn. Năm 2022, diện tích 252.000 ha, sản lượng 24.500 tấn, tăng trưởng bình quân 5,85%/năm. Doanh thu khoảng 10 ngàn tỷ đồng/năm, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân trên cùng đơn vị diện tích nuôi.
Hiện nay, sản phẩm cua Cà Mau được đánh giá ngon nhất nước, đã có nhãn hiệu cua Năm Căn và chứng nhận chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cua Cà Mau. Ðây được xem là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát các mặt hàng cua. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm, khẳng định thương hiệu cua Cà Mau trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, một lợi thế khác ở Cà Mau mà ít địa phương nào có được, đó là rừng ngập mặn. Diện tích rừng ngập mặn của Cà Mau hơn 80.000 ha, trong đó, diện tích nuôi cua kết hợp với tôm trong vùng rừng ngập được chứng nhận sinh thái, hữu cơ và các chứng nhận khác gần 20.000 ha (có 9 loại chứng nhận), sản lượng đạt khoảng 2 ngàn tấn.
Cua Cà Mau được đánh giá ngon nhất nước và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. (Trong ảnh: Nông dân ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, thu hoạch cua nuôi). Ảnh: Hoàng Vũ
Tuy nhiên, hiện tại nghề nuôi cua tại Cà Mau cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, hệ thống hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư; diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên vào thời điểm giao mùa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nghề cua; tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, biến động giá cả lớn; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế; quy trình sản xuất giống chưa ổn định, chất lượng con giống chưa cao; loại hình nuôi mới chỉ tập trung phát triển loại hình nuôi quảng canh kết hợp trong vùng tôm - rừng, tôm - lúa, nuôi kết hợp đa loài...
Ông Trương Minh Út, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết, hiện nay tỉnh có khoảng 523 trại sản xuất luân phiên giống tôm sú và cua; có 7 tổ hợp tác, hợp tác xã và 300 cơ sở ương dưỡng nhỏ lẻ. Trong đó, có khoảng 70 trại chuyên sản xuất cua giống, năm 2022 sản lượng sản xuất khoảng 1 tỷ con cua giống, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh, đồng thời cung cấp một phần ra các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể toàn chuỗi ngành cua thì con giống bố mẹ chưa được đầu tư tương xứng, chưa thuyết phục được người nuôi. Hiện quy trình sản xuất giống cua biển tại Cà Mau chưa thật sự ổn định, chất lượng con giống chưa được nâng cao do chưa kiểm soát được nguồn cua bố mẹ. Kích cỡ cua nuôi khi thu hoạch vì thế nhỏ dần, tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp. Việc sử dụng nguồn cua bố mẹ chưa qua chọn lọc còn có nguy cơ lai cận huyết và thoái hoá giống. Bên cạnh đó, chất lượng con giống sản xuất ra cũng không được cơ quan quản lý kiểm soát. Thực tế đã qua, do đa phần các trại sản xuất cua giống kế thừa từ trại sản sản xuất tôm giống, nên chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sản xuất với đối tượng này.
Công nghệ sản xuất giống chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng giống thấp, cua nuôi chậm phát triển, có hiện tượng cận huyết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. (Ảnh minh hoạ)
Ðó cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh làm cua chết thường xuyên, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. Theo báo cáo từ Sở NN&PTNT tỉnh, tính từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cua thâm canh bị bệnh 0,3 ha, nuôi quảng canh kết hợp bị bệnh 14.234 ha, mức độ thiệt hại từ 30-70% sản lượng. Cũng theo báo cáo này, giai đoạn từ năm 2020-2022, thời điểm giao mùa, trước và sau tết Nguyên đán, dịch bệnh trên cua xuất hiện nhiều, tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển như Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, Phú Tân (năm 2021, diện tích bệnh trên cua hơn 20.000 ha, thiệt hại 15-20%; năm 2022, diện tích bệnh trên cua hơn 10.840 ha, thiệt hại 30-35%).
Ngoài các trại sản xuất cua giống, toàn tỉnh còn có 300 cơ sở ươm vèo cua con, phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi. Ảnh Phú Hữu.
Theo kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu cua chết của Phân viện Nghiên cứu thuỷ sản Nam Sông Hậu, tác nhân gây bệnh bước đầu được xác định là cua bị nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina sp. Tác nhân thứ 2 tìm thấy là nấm Fusarium spp, hiện diện 30% mẫu cua có dấu hiệu đen mang. Ngoài ra, do biến động thời tiết, môi trường và một số trường hợp cua chết không rõ nguyên nhân.
Theo Ðề án Phát triển bền vững nghề cua, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu diện tích nuôi cua đạt khoảng 258.000 ha, năng suất bình quân đạt 0,1 tấn/ha/năm, sản lượng đạt khoảng 27.500 tấn; năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,25 tỷ con/năm, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi; xuất khẩu 20-25% sản lượng cua nuôi trong tỉnh. Ðến năm 2030, ổn định diện tích nuôi cua khoảng 265.000 ha, năng suất bình quân đạt 0,11 tấn/ha/năm, sản lượng đạt khoảng 30 ngàn tấn; đưa năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,4 tỷ con/năm, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi; phấn đấu xuất khẩu 30-35% sản lượng cua nuôi trong tỉnh. |
Hiện nay, nguồn cua giống cung ứng cho sản xuất tại các vùng nuôi đang gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống không đảm bảo, năng suất, sản lượng sụt giảm, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của người dân. Trước tình hình đó, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất cua giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất. Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng cua giống, nhằm chủ động được con giống nhân tạo chất lượng, nâng cao hiệu quả nghề nuôi cua. Bên cạnh đó, nghiên cứu chọn tạo đàn cua bố mẹ có tính trạng tăng trưởng nhanh, sức sinh sản cao và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, Sở NN&PTNT cùng Tập đoàn Giống thuỷ sản Việt - Úc đã phối hợp với Viện CSIRO Úc gia hoá rất thành công con tôm sú tới đời thứ 7. Do đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với Tập đoàn Giống thuỷ sản Việt - Úc tiếp tục mở rộng gia hoá giống cua biển. "Nếu khắc phục được những khó khăn, tồn tại nêu trên thì chúng ta sẽ tạo nên bước tiến quan trọng, tạo nên đột phá từ con cua", ông Lê Văn Sử nhấn mạnh./.
Trung Ðỉnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Rộ tin 1 Á hậu sắp ly hôn chồng hơn 31 tuổi sau 3 tháng kết hôn
- ·Cục Đường bộ lên tiếng về biển báo chưa phù hợp trên cao tốc Nghi Sơn
- ·Báo Đầu tư phản ánh trung thực hơi thở của nền kinh tế
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế thay người bán
- ·Hàng nghìn cán bộ, công chức, viên chức Khánh Hòa có nhu cầu mua nhà ở xã hội
- ·Hơn 43% công chức ở TP.HCM sẵn sàng rời công việc nếu có cơ hội
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·'Lotus Walk' của Ngọc Châu xuất hiện tại họp báo Miss Grand Thailand
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 12.823 tỷ đồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm 3 nước Trung Đông
- ·Cảm hứng hoa sen xuất hiện tràn lan tại National Costume Miss Grand VN
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ 19
- ·Miss Charm 2023 xuất hiện cùng chiếc vương miện bị hư hại
- ·Tách nơi ngủ khỏi khu vực kinh doanh: Hàng nghìn cơ sở kinh doanh có nguy cơ mắc kẹt
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác