【xem lịch thi đấu bóng đá】Linh động dạy
(CMO) Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Thanh Liêm cho biết, đến thời điểm này, tất cả các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức rà soát, tinh giản chương trình, kế hoạch dạy học, nhất là cấp THPT; vừa đảm bảo nội dung, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đảm bảo kết thúc năm học 2019-2020 trước ngày 15/7 theo khung kế hoạch điều chỉnh của Bộ GD&ĐT.
Theo đó, hình thức dạy học linh động trong thời điểm học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 là dạy - học trực tuyến.
Nâng chất và lượng
Hiện nay, nhiều đơn vị, trường học đã sử dụng phần mềm để tổ chức ôn tập, giao bài cho học sinh như: Phần mềm VNPT-E Learning của VNPT Cà Mau (đã tập huấn, triển khai được 59 trường học, tạo được 2.515 khoá học với 3.045 học sinh tham gia học tập); phần mềm ViettelStudy của Viettel Cà Mau (đã triển khai được 32 trường học, tạo được 1.222 tài khoản cho giáo viên và 16.674 tài khoản cho học sinh, có 6.270 lượt học sinh tham gia học tập); phần mềm Trí Việt E-Learning; phần mềm Zoom Cloud Meetings trên PC, Android và IOS. Ngoài ra, phần lớn giáo viên các trường đều sử dụng Zalo, Facebook… theo nhóm để giao bài, hướng dẫn học sinh ôn tập, làm bài kiểm tra.
Lớp học trực tuyến tiếng Anh của thầy Trần Quốc Khái, Trường THCS-THPT Khánh An, huyện U Minh được tổ chức theo khung giờ cố định. |
Ông Lê Thanh Liêm nhận định, hình thức học trực tuyến sẽ góp phần tích cực, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, mở ra nhận thức mới cho phụ huynh và học sinh, chấn chỉnh việc học thêm và dạy thêm.
Theo đó, mỗi học sinh có một tài khoản và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả bài tập của học sinh được thể hiện trên tài khoản, giúp giáo viên dễ dàng kiểm tra. Giáo viên vẫn có thể theo dõi, đánh giá chất lượng học tập cũng như quản lý thời lượng “lên lớp” của từng học sinh. Qua việc dạy học trên phần mềm, học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi trên máy vi tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động...
“Dạy học trực tuyến có vai trò tích cực trong việc hướng dẫn học sinh tự học, vì thầy và trò có thể tương tác ở bất cứ thời điểm, không gian nào với điều kiện có kết nối mạng Internet”, ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.
Khắc phục mọi khó khăn
Thực tế, cơ sở vật chất của các trường phổ thông chưa thật sự đồng bộ. Có những trường hiện nay phòng máy khá lạc hậu, thiếu máy tính, nhiều nơi không có Internet, 3G, 4G yếu, nhất là các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, học sinh không có điều kiện học tập trực tuyến, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu từ cấp THCS trở xuống, các em không có máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh để hỗ trợ học trực tuyến. Còn ở thành thị, nhiều em lợi dụng việc học trực tuyến để làm việc riêng, giáo viên và phụ huynh không kiểm soát được.
Theo ông Lê Thanh Liêm, các trường học cần có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến ở các trường vùng sâu được bổ sung nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian dạy học trực tuyến. Các cơ sở giáo dục phải hướng dẫn, yêu cầu giáo viên từng lớp, từng môn cùng tham dự giờ học trên đài truyền hình với học sinh, sau đó hướng dẫn học sinh của mình thực hiện nhiệm vụ đặt ra trong các giờ học được tổ chức, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, chấm chữa bài tập cho các em…
“Việc phối hợp với gia đình cũng rất quan trọng để gia đình quản lý được việc học từ xa của con, tránh tâm lý lo ngại không biết con ngồi trước “màn hình” thì có học được gì không. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy và học trực tuyến tại các đơn vị, trường học để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn hoặc xử lý các đơn vị, trường học không thực hiện nghiêm túc", ông Liên khẳng định.
Ông Lê Thanh Liêm cho rằng, Bộ GD&ĐT nên tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung nhằm khuyến khích đa dạng phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với điều kiện dịch bệnh và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, kiến nghị phối hợp với các địa phương, cơ sở giáo dục rà soát những khó khăn, vướng mắc, thiệt hại trong ngành giáo dục, giúp đỡ các địa phương, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa./.
Nhằm giúp học sinh lớp 9 và lớp 12 trên địa bàn tỉnh ôn tập, củng cố kiến thức, bắt đầu từ ngày 8/4, Sở GD&ĐT Cà Mau phối hợp Sở TT&TT, Đài PT-TH Cà Mau phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình theo khung giờ phù hợp. Theo đó, sẽ xây dựng các chuyên đề học tập theo hướng dẫn tinh giản nội dung được Bộ GD&ĐT ban hành. Cụ thể, khối 9 học các môn: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh; khối 12 học Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh và Giáo dục công dân. |
Băng Thanh
(责任编辑:World Cup)
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Bộ nhớ điện thoại 256GB có đủ dùng?
- ·Huawei xây xong khu phức hợp 1,4 tỷ USD ở Thượng Hải
- ·Những công nghệ tương lai được vận động viên sử dụng ở Olympic 2024
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·One UI 7 sẽ thay đổi lớn, 'thổi hồn' giao diện mới cho Samsung Galaxy
- ·Cách phản chiếu màn hình iPhone lên MacBook
- ·Gợi ý cách cài định vị giữa 2 điện thoại OPPO đơn giản
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Xiaomi ra mắt bộ đôi smartphone gập MIX Fold 4 và MIX Flip
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Các khung giờ vàng đăng TikTok lên xu hướng nhanh bạn nên biết
- ·Dữ liệu cá nhân bị rao bán công khai, hỗ trợ cập nhật cam kết bảo hành
- ·Làm thế nào để iPhone đọc văn bản cho bạn nghe
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Cách phản chiếu màn hình iPhone lên MacBook
- ·Các khung giờ vàng đăng TikTok lên xu hướng nhanh bạn nên biết
- ·Mẹo xem lịch sử máy tính trên iPhone
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Google Doodle chào đón Olympic Paris 2024