【soi kèo seoul】Lập 2 đoàn kiểm tra kết quả sắp xếp nhà đất tại Hà Nội
Hoạt động này nhằm thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Để chuẩn bị cho các đoàn kiểm tra, Bộ Tài chính đã gửi văn bản đề nghị các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tổng hợp tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn Hà Nội theo các chỉ tiêu: tổng số cơ sở nhà, đất phải sắp xếp lại, xử lý; số cơ sở nhà, đất đã kê khai, báo cáo; số cơ sở nhà, đất đã đề xuất phương án xử lý; số cơ sở nhà, đất chưa kê khai, báo cáo; số cơ sở nhà, đất chưa đề xuất phương án.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện tự kiểm tra, rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn Hà Nội; bố trí cán bộ có thẩm quyền phối hợp với đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở nhà, đất.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị có cơ sở nhà, đất trong danh sách kiểm tra chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tình hình thực hiện phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất kiểm tra và cử cán bộ liên quan có thẩm quyền làm việc, ký Biên bản kiểm tra từng cơ sở nhà, đất.
Qua hơn 8 năm triển khai thực hiện sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, đến nay, các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 121.677/153.573 cơ sở nhà, đất phải sắp xếp lại, xử lý của các bộ, ngành và địa phương (đạt tỷ lệ 79%). Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là 28.340 tỷ đồng. |
Bên cạnh việc huy động nguồn lực trực tiếp từ nhà, đất bổ sung nguồn vốn vào ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện các dự án theo quy hoạch của địa phương với các dự án xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê, khách sạn, thương mại- dịch vụ góp phần chỉnh trang đô thị mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuy đạt được những hiệu quả bước đầu, song tiến độ triển khai công tác sắp xếp lại nhà, đất vẫn còn chậm. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Bên cạnh đó là nguồn gốc nhà, đất được hình thành qua nhiều giai đoạn, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, bị thất lạc, ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp. Ngoài ra, việc thực hiện phương án sắp xếp nhà đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất là đối với phương án bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, về quy hoạch, về văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về mục đích sử dụng đất, về xác định giá…
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức cuộc hậu kiểm tra đối với công tác sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hoàn thành lại không cao. Cụ thể, các bộ, ngành, tổ chức, tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành việc thực hiện phương án xử lý đối với 777/1.542 cơ sở (đạt 50,4%); đang triển khai thực hiện phương án xử lý ở các mức độ khác nhau đối với 649/1.542 cơ sở (chiếm 42,1%); 7,5% còn lại chưa được triển khai.
Tỷ lệ phần trăm chưa đạt được chủ yếu nằm ở các phương án như đơn vị được giữ lại cơ sở nhà, đất nhưng lại chưa làm thủ tục để được giữ lại hoặc một số cơ sở nhà, đất chưa di dời được dân. Đặc biệt nhiều bộ, ngành trước đây đã bố trí cho các cá nhân làm nhà ở trong khuôn viên cơ quan nhưng nay không có chủ trương bán mà chỉ di dời như: Tòa án, Viện Kiểm sát nên không có nguồn kinh phí để hỗ trợ các hộ dân nên còn chậm.
Sau cuộc kiểm tra tại Hà Nội lần này, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các vướng mắc để xử lý theo thẩm quyền, có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty triển khai thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền ban hành đảm bảo phù hợp với pháp luật cũng như thực tế.
(责任编辑:La liga)
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Giá vàng tăng liên tiếp, lên cao nhất 4 tháng: Lý giải nguyên nhân
- ·Kiểm toán Nhà nước đề nghị PVFCCo điều chỉnh tăng doanh thu, lợi nhuận năm 2020
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu lợn sang Campuchia cần lưu ý
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·SHB không giới hạn mức giao dịch và miễn phí chuyển tiền ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid
- ·Standard Chartered Việt Nam
- ·BMW 5 Series 2021 ra mắt: Tùy chọn 3 phiên bản, trang bị nhiều tiện nghi
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Bị phạt 20 triệu đồng vì có dấu hiệu xâm phạm quyền trên biển hiệu của Công ty Honda
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Cây trầu bà đột biến được bán đấu giá với giá 'khủng' hơn 440 triệu đồng
- ·PV GAS chủ động chuẩn bị ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn hiệu quả SXKD
- ·Sắp khai trương biển hồ nước mặn nhân tạo lớn nhất Việt Nam
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Thống nhất miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
- ·Cảnh báo tình trạng lừa bán mỹ phẩm qua zalo: Có người bị lừa hàng trăm triệu
- ·Giá vàng tiếp tục tăng mạnh: Liệu có tăng lên đến 2.000 USD/ounce?
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Nhiều tín hiệu khả quan đối với xuất khẩu đồ gỗ nội thất