【ket qua fa anh】Nâng cao hoạt động của tổ nghề cá cộng đồng
BP -Trong 28.300 ha mặt nước trên địa bàn tỉnh,ạtđộngcủatổnghềcaacutecộngđồket qua fa anh khoảng 18.000 ha có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hồ Nông trường 6 là một trong những hồ lớn tại xã Long Hà (Phú Riềng). Với diện tích hơn 115 ha mặt nước, nguồn nước hồ Nông trường 6 chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp khu vực. Bên cạnh đó, hồ còn có nguồn thủy sản rất đa dạng và phong phú. Để đảm bảo nguồn lợi thủy sản được khai thác đúng quy định và phát triển bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thành lập Tổ nghề cá cộng đồng - khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Nông trường 6 từ năm 2003.
Tổ viên Tổ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đánh bắt cá trên hồ Nông trường 6
Ông Hồ Văn Biên, chuyên viên Phòng Thủy sản, Sở NN&PTNT cho biết: Tổ nghề cá cộng đồng tại hồ Nông trường 6 là một trong 15 tổ nghề đang phát huy hiệu quả cao. 15 năm qua, 20 tổ viên luôn đoàn kết để khai thác đánh bắt cá hiệu quả, thu nhập của mỗi tổ viên đạt 4-5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, để bổ sung nguồn lợi thủy sản, hằng năm Sở NN&PTNT, tổ nghề cá và các cơ quan chức năng thả khoảng 300-350kg cá các loại, vì vậy thủy sản ở đây rất phong phú, đa dạng.
Bên cạnh khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ, các tổ viên luôn chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của tổ nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Định kỳ 3 tháng 1 lần, tổ họp và đánh giá hoạt động đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản với phương châm mỗi thành viên là một bảo vệ tự nguyện, phát giác đối tượng, kiểm tra và rà soát các đối tượng đánh bắt bừa bãi bằng chất nổ, xung, kích điện, khua, thục ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong hồ. Các tổ viên cũng gây quỹ để thả cá giống hằng năm và xét cho tổ viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm ăn.
Ông Đỗ Xuân Hiến, Tổ trưởng Tổ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Nông trường 6 cho biết: Để khai thác nguồn lợi thủy sản đạt hiệu quả cao, ngay sau khi thành lập, tổ đã phân công trách nhiệm cho từng tổ viên để quản lý, kiểm tra việc khai thác đánh bắt cá trên lòng hồ; cấm đánh bắt bằng phương pháp hủy diệt. Nhờ vậy nguồn lợi thủy sản ở hồ nông trường ngày càng phong phú.
Mặc dù khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong hồ đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần tạo việc làm cho người lao động nhưng việc đánh bắt ở đây chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ thể, do hồ sâu, diện tích mặt nước rộng, cộng với hầu hết hoạt động đánh bắt bằng cách câu, thả lưới truyền thống nên không khai thác được cá số lượng lớn và không bắt được cá to; việc đóng và sử dụng thuyền, bè nhỏ thô sơ không đảm bảo an toàn cũng khiến hoạt động khai thác thủy sản hạn chế.
Thời gian qua, việc kiểm tra, rà soát, xử lý các đối tượng vi phạm đã được chính quyền địa phương phối hợp Thanh tra Sở NN&PTNT đẩy mạnh, nhiều vụ sử dụng xung điện để khai thác thủy sản đã bị phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên tình trạng đánh bắt bằng xung điện vẫn xảy ra. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên chứng kiến 1 trường hợp bắt cá bằng xung điện ngay tại hồ. Chỉ cần đưa 2 đầu sào có điện của bộ kích xuống vùng nước có cá thì hầu hết các loài động vật thủy sinh từ to đến nhỏ quanh khu vực đó đều bị điện giật gây tê liệt. Đây chính là một trong những phương pháp khai thác cá tận diệt bị nghiêm cấm tại hồ. Khi được hỏi, người dùng xung điện bắt cá chống chế rằng: “Chỉ kiếm vài con để ăn chứ không có bao nhiêu mà bán!”.
Duy trì mô hình quản lý cộng đồng về khai thác thủy sản tự nhiên cân bằng, sử dụng an toàn hệ sinh thái và môi trường mặt nước, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm khai thác thủy sản bằng công cụ hủy diệt vẫn là mục tiêu hàng đầu mà tổ nghề cá hướng tới. Để đạt được mục tiêu này, trước hết phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời huy động mọi nguồn lực để thường xuyên thả bổ sung các giống loài thủy sản quý hiếm vào mặt nước tự nhiên nhằm tái tạo số lượng, chất lượng cá trong hồ; phục hồi các loài cá bản địa như cá rô, bống tượng, cá lóc... đang ngày càng cạn kiệt.
Đức Hiến - Đào Bằng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Thịt trâu bò ‘thối inh ỏi’ được cất giữ suốt 2 năm bị bắt giữ
- ·Không công bố kết quả kiểm nghiệm C2, Rồng Đỏ của công ty URC
- ·Bất ngờ giá gà nuôi theo chuỗi rẻ hơn giá ngoài
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Nước giải khát bán trong túi nilon: Vừa uống vừa run
- ·Cách phân biệt tôm bơm và tôm sạch đơn giản
- ·Mô hình nuôi bò năng suất cao ở Nghệ An được xuất khẩu sang Nga
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Đặc sản lợn nguyên lông giá gấp đôi ở Hà Nội
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Bánh kẹo Tết 2016: Căng thẳng ‘cuộc chiến’ nội – ngoại
- ·Hương độc hại như thế nào?
- ·Thực phẩm bẩn: Miến bẩn do quá trình chế biến không sạch sẽ
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Phấn rôm có an toàn để sử dụng nữa hay không
- ·Phát hiện kem chống nắng chứa thành phần dễ gây ung thư da
- ·Ngộ độc thực phẩm tập thể: Hơn 40 bé tiểu học nôn thốc tháo
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Bắt quả tang cơ sở dùng hóa chất Trung Quốc sản xuất đũa tre